ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - ARN và phiên mã

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?

A. mARN

B. ADN

C. tARN

D. rARN

Câu 2:

Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen trên ADN có hiện tượng nào sau đây?

A. Bị enzim xúc tác phân giải

B. Xoắn lại với mạch bổ sung của nó trên ADN

C. Liên kết với phân tử ARN

D. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất

Câu 3:

Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Câu 4:

Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

A. Prôtêin

B. ADN

C. ARN

D. ADN và ARN

Câu 5:

Trong phân tử mARN có bao nhiêu loại đơn phân?

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 6:

Trong phân tử mARN có bao nhiêu loại đơn phân?

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 7:

Gốc đường trong cấu tạo ARN là

A. Đêôxiribôzơ

B. Ribôzơ

C. Phôtphat

D. Polyphotphat

Câu 8:

Quá trình phiên mã xảy ra ở

A. Sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn

B. Sinh vật nhân chuẩn, virut

C. Sinh vật có ADN mạch kép

D. Virut, vi khuẩn

Câu 9:

Cho các thông tin sau:

(1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại

(2) A bắt cặp với U bằng hai liên  kết hiđrô; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hiđrô

(3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại

(4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại

Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là:

A. (2), (3)

B. (2), (4)

C. (1), (3)

D. (3), (4)

Câu 10:

Trong quá trình phiên mã, ARN – polimeraza sẽ bám vào vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng vận hành.

B. Vùng mã hoá.

C. Vùng khởi động.

D. Vùng điều hòa.

Câu 11:

Phiên mã tổng hợp ARN không cần đoạn ARN mồi là do: 

A. Chỉ diễn ra trên 1 mạch

B. Enzim ARN polimeraza di chuyển được cả 2 chiều 

C. ARN polimeraza tổng hợp nuclêôtit mới không cần đầu 3’ OH tự do

D. Có năng lượng ATP xúc tác 

Câu 12:

Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực là:

A. Đều có sự tiếp xúc của các enzim ADN pôlimeraza, enzim ligaza

B. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung

C. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN

D. Cả hai quá trình trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần

Câu 13:

Sao ngược là hiện tượng:

A. Prôtêin tống hợp ra ADN.

B. ARN tồng hợp ra ADN.

C. ADN tồng hợp ra ARN.

D. Prôtêin tống hợp ra ARN.

Câu 14:

Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

3’… AAATTGAGX…5’

Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là

A. 5’…UUUAAXUXG…3’

B. 3’…GXUXAAUUU…5

C. 5’…TTTAAXTGG…3’

D. 5’…TTTAAXTXG…3’

Câu 15:

Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 20% G, 30% U và 35% X. Thì tỉ lệ % các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?

A. 15% A, 20% X, 30% T, 35% G

B. 22,5% T, 22,5% A, 27,5% G, 27,5% X.

C. 17,5 % G, 17,5% A, 32,5% T, 32,5% X.

D. 35% G, 20% X, 30% A, 15% T.

Câu 16:

Một gen có chứa 1350 nuclêôtit và có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen sao mã 3 lần bằng:

A. 1755

B. 5265

C. 12285

D. 8755

Câu 17:

Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp 900U; 1200G; 1500A; 900X. Biết phân tử mARN này có tổng số 1500 nucleotit. Số phân tử mARN tạo ra là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 18:

Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit của phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung  5’AGXTTAGXA 3’ là:

A. 3’UXGAAUXGU5’

B. 3’AGXUUAGXA5’

C. 5’UXGAAUXGU3’

D. 5’AGXUUAGXA3’

Câu 19:

Một gen dài 2040 Å. Khi gen sao mã 1 lần, đã có 200 rG và 150 rX lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là

A. A = T =G = X = 300

B. A = T = G = X = 600

C. A = T = 250 và G = X = 350

D. A = T = 350 và G = X = 250