ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.            

B. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.

C. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.

D. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Câu 2:

Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

A. 2n - 1

B. n + 1

C. 2n + 1   

D. n – 1

Câu 3:

Đột biến lệch bội xảy ra do

A. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.

B. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

C. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.

D. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

Câu 4:

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?

A. 22

B. 23

C. 25

D. 26

Câu 5:

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n =- 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể một?

A. AAbbDdee.

B. AaBDdEe.

C. aaBBDdEe.

D. Aaabbddee.

Câu 6:

Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở

A. thể một

B. thể không

C. thể ba

D. thể bốn

Câu 7:

Đặc điểm của thể đa bội là

A. Cơ quan sinh dưỡng bình thường.

B. Cơ quan sinh dưỡng to.

C. Dễ bị thoái hóa giống.

D. Tốc độ sinh trưởng phát triển chậm.

Câu 8:

Sự không phân li của toàn bộ bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra:   

A. Thể tứ bội

B. Thể tam bội.

C. Thể khảm

D. Thể đa nhiễm

Câu 9:

Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

A. Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ)

B. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.

C. Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.

D. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.

Câu 10:

Loài cải củ có 2n = 18. Thể đơn bội của loài có số NST trong tế bào là:

A. 18

B. 27

C. 9

D. 36

Câu 11:

Cơ thể mang kiểu gen Aaa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?

A. AA, Aa, aa

B. AAa, Aa, a.

C. A, Aa, aa, a.

D. AA, A, Aa, a

Câu 12:

Cho các phép lai sau:

(1) 4n x 4n → 4n.              

(2) 4n x 2n → 3n.        

(3) 2n x 2n → 4n.      

(4) 3n x 3n → 6n.

Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 13:

Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng

A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển

B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào

C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ

D. cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li

Câu 14:

Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể nào sau đây là của thể ba?

A. 3n.

B. 4n.

C. 2n+1.

D. 2n-1.

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây về đột biến nhiễm sắc thể là đúng?

A. Đột biến đa bội xảy ra phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.

B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra với nhiễm sắc thể giới tính.

C. Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng mức độ biểu hiện của gen cấu trúc.

D. Đột biến nhiễm sắc thể gồm hai dạng đa bội lẻ và đa bội chẵn.

Câu 16:

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào có kiểu gen BB, Bb và bb không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?

A. Bbbb.

B. bbbb.

C. BBbb.

D. BBBB.