ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Gen và mã di truyền

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A. Anticodon.

B. Gen.

C. Mã di truyền.

D. Codon.

Câu 2:
Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:

A. 3’TXGAATXGT5’

B. 5’AGXTTAGXA3’

C. 5’TXGAATXGT3’

D. 5’UXGAAUXGU3’

Câu 3:
Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ ở mạch thứ 2 của gen là?

A. 1/4

B. 1

C. 1/2

D. 2

Câu 4:
Gen phân mảnh có đặc tính là:

A. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.

B. Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.

C. Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.

D. Do các đoạn Okazaki gắn lại.

Câu 5:
Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:

A. Nuclêôtit

B. Exon

C. Codon

D. Intron

Câu 6:
Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh

A. Vi khuẩn lam

B. Nấm men

C. Xạ khuẩn

D. E.Coli

Câu 7:
Mã di truyền khôngcó đặc điểm nào sau đây?

A. Mã di truyền có tính phổ biến.

B. Mã di truyền là mã bộ 3.

C. Mã di truyền có tính thoái hóa.

D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài

Câu 8:
Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:

A. Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

B. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

C. Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

D. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

Câu 9:
Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm:

A. Mang thông tin mã hóa axit amin

B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã

C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã

D. Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã

Câu 10:
Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:

A. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc

B. Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc

C. Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc

D. Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc

Câu 11:
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng

A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

B. mang thông tin mã hoá các axit amin

C. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã

D. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

Câu 12:
Mã di truyền là:

A. Toàn bộ các nuclêôtit và các axit amin ở tế bào

B. Thành phần các axit amin quy định tính trạng

C. Trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin

D. Số lượng nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin

Câu 13:
Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là

A. tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

B. nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

C. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

D. các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

Câu 14:
Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?

A. Axit amin

B. Ribônuclêôtit

C. Nuclêôtit

D. Phôtpholipit

Câu 15:
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Tất cả các sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính

A. phổ biến.

B. thoái hóa.

C. liên tục.

D. đặc hiệu.

Câu 16:
Một gen có chiều dài 5100 Å có tổng số nuclêôtit là

A. 3000

B. 3600

C. 2400

D. 4200

Câu 17:
Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:

A. 4420

B. 884

C. 442

D. 8840

Câu 18:
Một mạch của gen có khối lượng bằng 6,3.106đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là:

A. 2100

B. 4200

C. 21000

D. 42000

Câu 19:
Trên một mạch của một gen có 20%T,  22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit của gen là:

A. A=T=24%, G=X=26%

B. A=T=24%, G=X=76%

C. A=T=48%, G=X=52%

D. A=T=42%, G=X=58%

Câu 20:
Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là: 

A. 1500

B. 2100

C. 1200

D. 1800

Câu 21:
Tổng số nuclêôtit của gen là 1500 thì số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân trên gen là bao nhiêu?

A. 799

B. 1499

C. 1498

D. 2998

Câu 22:
Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen là:

3’ ATGAGTGAXXGTGGX 5’

Đoạn gen này có:

A. Tỷ lệ A+G/T+X = 9/6

B. 39 liên kết Hidro

C. 30 cặp nuclêôtit

D. 14 liên kết cộng hóa trị.

Câu 23:
Một ADN có A = 450, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nucleotit từng loại của ADN là

A. A=T=450; G=X=600

B. A=T=600; G=X=900

C. A=T=450; G=X=300

D. A=T=300; G=X=450