ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Hoạt động tim và hệ mạch
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tính tự động của tim
A. Là khả năng co dãn tự động theo chu kì.
B. Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
C. Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim.
D. Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng.
Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của:
A. Cơ tim.
B. Van tim.
C. Hệ dẫn truyền tim.
D. Điều khiển của não bộ.
Hệ dẫn truyền tim gồm:
A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.
B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His .
Nhịp tim trung bình khoảng:
A. 50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
B. 40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh
C. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
D. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?
A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)
B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…
C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài
D. Tất cả các phương án còn lại
Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
A. 0,8 giây
B. 0,6 giây
C. 0,7 giây
D. 0,9 giây
Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:
A. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
B. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
C. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
D. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:
A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
B. Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.
C. Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể
D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.
Hệ mạch máu của người gồm:
I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch.
Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II.
B. I → II → III.
C. II → III → I.
D. III → I → II.
Động mạch là
A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan
Mao mạch là
A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
C. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
D. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Tĩnh mạch là:
A. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
B. Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
C. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
D. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?
A. Động mạch.
B. Mạch bạch huyết.
C. Tĩnh mạch.
D. Mao mạch.
Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
D. Tất cả các phương án còn lại
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:
A. Dòng máu chảy liên tục
B. Sự va đẩy của các tế bào máu
C. Co bóp của mạch.
D. Năng lượng co tim.
Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Chứng huyết áp cao biểu hiện khi
A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.
B. Huyết áp cực đại lớn quá 170mmHg và kéo dài.
C. Huyết áp cực đại lớn quá 110mmHg và kéo dài.
D. Huyết áp cực đại lớn quá 120mmHg và kéo dài.
Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 120mmHg.
B. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg
C. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 110mmHg.
D. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.
Tốc độ máu chảy trong một giây là?
A. Huyết áp.
B. Vận tốc máu.
C. Nhịp tim.
D. Không xác định được
Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?
A. Phôtpholipit
B. Ơstrôgen
C. Côlesterôn
D. Testosterôn
Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
D. Tất cả các phương án còn lại
Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A. Nút xoang nhĩ ->Hai tâm nhĩ ->Tâm nhĩ co ->Nút nhĩ thất ->Bó his ->Mạng Puôc – kin ->Tâm thất ->Tâm thất co.
B. Nút nhĩ thất ->Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ ->Bó his ->Mạng Puôc – kin ->Các tâm nhĩ, tâm thất co
C. Nút xoang nhĩ ->Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất ->Mạng Puôc – kin ->Bó his ->Các tâm nhĩ, tâm thất co.