ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Protein và dịch mã

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:

A. Sao mã

B. Tự sao

C. Giải mã

D. Khớp mã

Câu 2:

Trong tổng hợp prôtêin, năng lượng ATP thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Tham gia hoạt hoá axit amin

B. Giúp hình thánh liên kết peptit giữa các axit amin

C. Cả A và B đúng

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3:

Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì?

A. Hiđrô

B. Hoá trị

C. Phôtphođieste

D. Peptit

Câu 4:

Sản phẩm của quá trình hoạt hóa axit amin trong quá trình dịch mã là?

A. mARN

B. Chuỗi polipeptit

C. Axit amin tự do

D. Phức hợp aa-tARN

Câu 5:

Ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN theo từng nấc trong quá trình giải mã, mỗi nấc đó tương ứng với:

A. Một bộ ba ribônuclêôtit

B. Hai bộ ba ribônuclêôtit

C. Ba bộ ba ribônuclêôtit

D. Bốn bộ ba ribônuclêôtit

Câu 6:

Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

A. Tạo ra phân tử mARN mới.

B. Tạo ra phân tử tARN mới.

C. Tạo ra phân tử rARN mới.

D. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Câu 7:

Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:

A. Kết thúc bằng Met.

B. Bắt đầu bằng axit amin Met.

C. Bắt đầu bằng foocmin-Met.

D. Bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 8:

Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp:

A. Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

B. Điều hoà sự tổng hợp prôtêin

C. Tổng hợp các prôtêin cùng loại

D. Tổng hợp được nhiều loại prôtêin

Câu 9:

Nguyên liệu của quá trình dịch mã là

A. axít béo

B. nuclêôtit.

C. glucôzơ

D. axit amin.

Câu 10:

Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN đồng thời gắn một nhóm ribôxôm cùng tham gia gọi là

A. pôlipeptit.

B. pôlinuclêôtit.

C. pôlinuclêôxôm.

D. pôliribôxôm.

Câu 11:
Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A. Phiên mã tổng hợp tARN

B. Dịch mã

C. Nhân đôi ADN

D. Phiên mã tổng hợp mARN

Câu 12:
Axit amin là nguyên liệu để tổng hợp nên phân tử nào sau đây?

A. mARN

B. ARN

C. ADN 

D. Prôtêin

Câu 13:
Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:

A. rARN.

B. ADN.

C. tARN.

D. mARN.

Câu 14:
Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải

A. lipit

B. ADP

C. ATP

D. glucôzơ

Câu 15:
Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba AUG trên phân tử mARN quy định tổng hợp axit amin

A. foocmin mêtiônin.

B. mêtiônin.

C. triptôphan.

D. valin.

Câu 16:
Ở tế bào nhân thực, bộ ba 5’AUG3’ có chức năng mã hóa cho axit amin nào?

A. Foocmin mêtiônin.

B. Phêninalanin.

C. Mêtiônin.

D. Tripôphan.

Câu 17:

Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu ?

5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX-3’

A. 8

B. 6

C. 5

D. 9

Câu 18:

Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN có 1500 nuclêôtit là:

A. 1500

B. 498

C. 499

D. 500

Câu 19:

Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau:

Exon 1

Intron 1

Exon 2

Intron 2

Exon 3

Intron 3

Exon 4

90

63

60

120

150

66

63

Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là: 

A. 121

B. 120

C. 119

D. 204

Câu 20:

Một gen (M) có chiều dài 0,51μm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?

A. Thể ăn khuẩn

B. Virút

C. Nấm.

D. Vi khuẩn Ecôli.