ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Quy luật phân ly
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:
A. Dòng thuần chủng
B. Dòng nào cũng được
C. Dòng có tính trạng lặn
D. Dòng có tính trạng trội
Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ F2
A. Có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
B. Có sự phân li theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
C. Đều có kiểu hình khác bố mẹ.
D. Đều có kiểu hình giống bố mẹ.
Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là
A. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quyết định, bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền đó với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.
C. A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn
Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do
A. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
C. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
Thuyết giao tử thuần khiết giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 trong thí nghiệm lai 1 tính trạng của Menđen là:
A. Trong cơ thể F1, alen lặn bị lấn át bởi alen trội nên đến F2 mới biểu hiện.
B. F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết, trong đó có giao tử mang alen lặn.
C. Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ở thế đồng hợp lặn.
D. Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ xuất hiện ở F2 với tỉ lệ trung bình là 1/4.
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. 100% hạt vàng.
B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi
A. Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.
B. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.
C. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1
D. Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.
Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là
A. 1:2:1 và 1:2:1
B. 3:1 và 1:2:1
C. 1:2:1 và 3:1
D. 3:1 và 3:1
Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen:
A. 3 : 1
B. 1 : 1.
C. 1 :2 : 1.
D. 2 : 1.
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng
A. Aa × Aa
B. AA × Aa
C. AA × aa
D. Aa × aa
Xét một gen gôm 2 alen trội-lặn hoàn toàn nằm trên NST thường. Về kiểu gen của P số loại phép lai cho thế hệ sau đồng tính là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 6.
Ở người, gen quy định nhóm máu ở 3 alen IA, IB, IO. Alen IA, IBtrội so với IO. Nhóm máu AB do kiểu gen IAIBquy định, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Alen IAvà IBtương tác theo trội lặn không hoàn toàn
B. Alen IAvà IBtương tác theo kiểu đồng trội
C. Alen IAvà IBtương tác theo trội lặn hoàn toàn
D. Alen IAvà IBtương tác bổ sung
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?
A. AA × aa
B. Aa × aa
C. Aa × Aa
D. AA × AA
Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Tính trạng trung gian sẽ có hoa màu hồng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 3 loại kiểu hình?
A. Dd × Dd
B. DD × Dd
C. Dd × dd
D. DD × dd