ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Sự hấp thu và vận chuyển vật chất ở thực vật
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. Chủ động
B. Thẩm thấu
C. Cần tiêu tốn năng lượng
D. Nhờ các bơm ion
Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:
A. Khí khổng
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào biểu bì
Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?
A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.
B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.
C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.
D. Điện li và hút bám trao đổi.
Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.3. Không cần tiêu tốn năng lượng.4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
A. 2,3
B. 1,4
C. 2,4
D. 1,3.
Nồng độ Ca2+trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+bằng cách nào?
A. Hấp thụ chủ động.
B. Hấp thụ thụ động
C. Thẩm thấu.
D. Khuếch tán
Vòng đai Caspari có vai trò:
A. Điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ.
B. Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng
C. Điều chỉnh quá trình quang hợp của cây.
D. Điều chỉnh hoạt động hô hấp của rễ
Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào
A. Gradien nồng độ chất tan
B. Hiệu điện thế màng
C. Trao đổi chất của tế bào
D. Cung cấp năng lượng
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. Từ mạch gỗ sang mạch rây
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ
D. Qua mạch gỗ
Tế bào mạch gỗ của cây gồm
A. Quản bào và tế bào nội bì.
B. Quản bào và tế bào lông hút
C. Quản bào và mạch ống.
D. Quản bào và tế bào biểu bì.
Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch
D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. Lá và rễ
B. Cành và thân
C. Cành và lá
D. Thân gỗ và lá
Các tế bào ở mạch rây là
A. các tế bào sống
B. các tế bào chết
C. các tế bào non
D. các tế bào già
Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
A. saccarôzơ và axit amin.
B. hoocmon, các ion khoáng
C. nước và các ion khoáng.
D. axit amin, ion khoáng.