Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Câu hỏi (trang 57 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Hãy chia sẻ với các bạn về việc em đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình như thế nào.

Câu 2:
Tự luận

Câu hỏi 1 (trang 57 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Khám phá các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

Câu hỏi:

- Nêu biểu hiện sử dụng tiền hợp lí của hai chị em trong các bức tranh trên.

- Kể thêm các biểu hiện khác của việc sử dụng tiền hợp lí.

Câu 3:
Tự luận

Câu hỏi 2 (trang 57 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức):  Khám phá ý nghĩa và cách sử dụng tiền hợp lí.

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:

Cô bé bán chè bưởi

Trong chương trình truyền hình Mặt trời bé con năm 2017, khán giả phải trầm trồ về khả năng kinh doanh và lập kế hoạch quản lí tiền rất hiệu quả của cô bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (‘bé Bống bán chè bưởi”, sinh năm 2007) đến từ Tuyên Quang. Thành công đó đến từ năng khiếu và niềm đam mê kinh doanh của Bổng. Ngày nhỏ, khi chơi trò chơi mua sắm, Bổng sớm nhận ra rằng, muốn mua được đồ gì đó thì cần phải có tiền. Nhưng khi chơi thì có thể dùng “tiền” cắt từ những tờ giấy, còn khi mua hàng thật thì phải có tiền thật, và muốn có tiền thì bố mẹ phải làm việc. Số tiền bố mẹ Bống kiếm được chỉ có hạn nên việc chi tiêu phải cân đối và tiết kiệm để không bị lãng phí.

Để có tiền, ngay từ khi học lớp 2, Bổng đã bắt tay vào kinh doanh chè bưởi. Tiền lãi trong kinh doanh được Bống chia thành 10 phần, phân bổ như sau:

Ví Đầu tư vào nguồn vốn (5 phần): Khoản tiền này được Bống dùng làm vốn nhập hàng để kinh doanh chè bưởi.

Ví Tự do tài chính (1 phần): Khoản tiền này Bống nhờ mẹ gửi tiết kiệm hằng tháng tại ngân hàng.

Ví Tiết kiệm dài hạn (1 phần): Bống bỏ lợn khoản tiền này để mua món đồ đắt tiền như xe đạp điện....

Ví Giáo dục (1 phần): Khoản tiền này Bống dùng để tham gia các lớp học, mua sách, vở, đồ dùng học tập.

Ví Hưởng thụ (1 phần): Đó là khoản tiền Bống dùng để chăm sóc bản thân như

ăn một món ăn mà mình yêu thích, mua một đôi giày đẹp, xem một bộ phim hay....

Ví Cho đi (1 phần): Bống dùng món tiền này như một cách thể hiện lòng biết ơn cuộc sống: làm từ thiện, mua quà tặng người thân và thầy, cô giáo, thăm bạn ốm.

Nhờ biết kinh doanh và sử dụng tiền hợp lí, Bống đã tạo được nguồn thu nhập, có tiền tiết kiệm, chi tiêu, đáp ứng nhu cầu của bản thân, giúp đỡ bố mẹ và những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

(Theo lời kể của nhân vật)

Câu hỏi:

- Bạn Bống đã sử dụng tiền như thế nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền của bạn.

- Việc sử dụng tiền hợp lí có tác dụng như thế nào?

- Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?

Câu 4:
Tự luận

Câu hỏi 1 (trang 60 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Câu 5:
Tự luận

Câu hỏi 2 ( trang 60 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức):  Phân loại nhóm những hành vi nên làm và không nên làm để sử dụng tiền hợp lí.

Câu 6:
Tự luận

Câu hỏi 3 (trang 61 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy nhận xét về việc sử dụng tiền của các bạn trong các trường hợp dưới đây:

a Sau tết Nguyên đán, bạn Phụng đã dùng hết số tiền mừng tuổi để mua kem mời các bạn. Bạn Toàn bỏ hết số tiền đó vào lợn đất. Bạn Vân đưa số tiền đó nhờ mẹ mua thêm gà về nuôi để cuối năm bán lấy tiền mua sách vở, quần áo. Bạn Thảo lại chia số tiền đó làm nhiều phần: 50% nuôi lợn đất; 30% mua đồ dùng học tập; 10% mua quà tặng sinh nhật bố; 10% giúp đỡ một bạn trong lớp gặp khó khăn.

b Cả nhóm rủ nhau đi mua quà sinh nhật tặng Liên. Cô bán hàng nói, phải mất thêm 10 000 đồng để gói quà. Hằng nói với các bạn: “Nhà tớ cũng có giấy gói và hộp đựng quà rất đẹp. Tiện đường, chúng mình mang qua nhà tớ gói, tiết kiệm được 10 000 đồng”. Triều gạt đi: “Thôi, tưởng tiết kiệm được nhiều chứ 10 000 đồng thì bõ bèn gì!”. Quang bảo: “10 000 đồng cũng quý, nhưng theo tớ thì không cần phải gói đâu, cứ tặng thế này cũng được”.

Câu 7:
Tự luận

Câu hỏi 4 (trang 61 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây:

Câu 8:
Tự luận

Câu hỏi 5 (trang 62 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em sẽ khuyên bạn điều gì?

Câu 9:
Tự luận

Câu hỏi 1 (trang 62 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Thử tài chi tiêu

Bố mẹ đưa cho em 100 000 đồng để đi chợ mua thức ăn cho một bữa cơm gia đình bốn người. Hãy căn cứ vào số tiền, nhu cầu dinh dưỡng, số lượng thành viên trong gia đình và giá cả thực phẩm để lên thực đơn các loại thực phẩm cần mua theo gợi ý sau:

Câu 10:
Tự luận

Câu hỏi 2 (trang 62 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em lập bảng theo dõi chi tiêu cá nhân theo gợi ý: