Giải Đạo đức lớp 5 trang 58, 59, 60, 61 Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí - Cánh diều
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu hỏi (trang 58 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Tham gia trò chơi Hãy chọn giá đúng và trả lời câu hỏi
Cách chơi: Học sinh lựa chọn một ô số, mỗi ô số tương ứng với một sản phẩm. Học sinh đoán đúng giá hoặc thấp hơn gần nhất với giá của sản phẩm sẽ là người chiến thắng.
Câu hỏi 1 (trang 58 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a. Các bạn trong tranh nào biết sử dụng tiền hợp lí? Vì sao?
b. Hãy kể thêm các biểu hiện sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết.
Câu hỏi 2 (trang 59 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1
Ngoài giờ học, Hà dành thời gian chăm sóc đàn gà để có thêm thu nhập. Năm học mới, Hà sử dụng tiền bán gà để mua đồ dùng học tập. Số tiền còn lại, Hà để dành tiết kiệm, phòng khi cần đến. Trước khi chi tiêu, Hà cân nhắc rất cẩn thận và chỉ mua những món đồ cần thiết. Nhờ vậy, Hà luôn chủ động trong chi tiêu và còn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Hà thấy mình tự tin và vui vẻ.
Trường hợp 2
Mỗi lần về thăm quê, chú An thường cho Bằng một số tiền. Chú dặn Bằng cân nhắc kĩ trước khi chi tiêu để sử dụng tiền thật hợp lí. Nhưng mỗi lần được chú cho tiền, Bằng sử dụng hết để mua những món đồ chơi mà mình thích. Biết chuyện, chú An không hài lòng về việc sử dụng tiền lãng phí của Bằng.
Câu hỏi:
a. Hà và Bằng đã sử dụng tiền vào những việc gì? Việc sử dụng tiền của Hà và Bằng đã dẫn đến điều gi
b. Vì sao phải sử dụng tiền hợp lí
Câu hỏi 1 (trang 60 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Câu hỏi 2 (trang 56 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Bạn nào sử dụng tiền hợp lí trong các trường hợp sau? Vì sao?
a. Hiếu luôn cân nhắc và chỉ mua những món đồ phù hợp với nhu cầu của bản thân.
b. Hiền trích một phần tiền thưởng của cuộc thi Hội khoẻ Phù Đổng để mua khăn len tặng bà.
c. Bình sử dụng toàn bộ tiền đang có để chơi trò chơi điện tử.
d. My so sánh giá và chất lượng của món đồ ở các cửa hàng trước khi mua.
e. Cặp sách vẫn còn mới, nhưng Bảo vẫn xin tiền mẹ để mua thêm một
chiếc khác.
Câu hỏi 3 (trang 60 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Xử lí tình huống
Tình huống 1
Na và Lan đạt giải trong cuộc thi Ô-lim-pic (Olympic) tiếng Anh và được tiền thưởng. Na rủ Lan tới trung tâm thương mại để mua sắm. Lan cũng rất thích nhưng phân vân vì gia đình Lan còn khó khăn.
? Nếu là Lan, em sẽ sử dụng số tiền thưởng của mình như thế nào?
Tình huống 2
Bố ra điều kiện, khi nào Tuấn để dành được 300 000 đồng, bố sẽ thêm tiền để mua cho bạn một chiếc xe đạp. Hôm nay là ngày Tuấn đã để dành đủ số tiền trên. Nhưng trên đường đi học về, Tuấn lại gặp một người bán món đồ chơi mà bạn đã muốn có từ lâu. Tuấn phân vân có nên mua đồ chơi đó hay không.
? Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì? Vì sao?
Tình huống 3
Thấy chiếc mũ màu đỏ trong cửa hàng, Linh nói với Huệ: 'Tớ sẽ dùng số tiền còn lại để mua chiếc mũ này'. Huệ nói: 'Mình thấy chiếc mũ này ở cửa hàng khác giá rẻ hơn'.
? Nếu là Linh, em sẽ làm gì? Vì sao?
Tình huống 4
Mẹ cho Nga tiền để mua bộ váy mới tham gia hội diễn ở trường. Nhưng Nga thấy chị Hằng cũng có bộ váy tương tự. Nga băn khoăn nên sử dụng số tiền mẹ cho để mua bộ váy mới hay mượn bộ váy của chị Hằng.
? Nếu là Nga, em sẽ làm gì? Vì sao?
Câu hỏi 1 (trang 61 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Chia sẻ với các bạn về các món đồ mà em đã mua và đánh giá món đồ nào em đã mua hợp lí và món đồ nào chưa hợp lí.
Câu hỏi 2 (trang 61 SGK Đạo đức 5 – Cánh diều): Em hãy liệt kê các món đồ mà em muốn mua, nêu lí do vì sao em lại muốn mua món đồ đó và chia sẻ với bố mẹ.