Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2022(Mã đề 304)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất bao gồm sức lao động, tư liệu lao động và

A. hạn mức kinh doanh.

B. cơ cấu kinh tế.

C. khả năng thu nhập.

D. đối tượng lao động.
Câu 2:

Theo quy định của pháp luật, công dân có trình độ chuyên môn cao được Nhà nước tạo điều kiện để phát huy tài năng là thể hiện nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực

A. lao động.

B. thương mại.

C. thông tin.

D. kiểm toán.
Câu 3:

Theo quy định của pháp luật, hành vi cố ý tung tin xấu nhằm hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. danh dự, nhân phẩm.

B. bí mật thư tín.

C. tính mạng, sức khỏe.

D. hồ sơ tư pháp.
Câu 4:

Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước Nhà nước và xã hội khi thực hiện nghĩa vụ

A. thành lập doanh nghiệp tư nhân.

B. xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.

D. đầu tư các dự án kinh tế.
Câu 5:

Theo quy định của pháp luật, công dân được học từ thấp đến cao thông qua việc tham gia các kì thi tuyển sinh hoặc xét tuyển là thực hiện

A. quyền cấp văn bằng tốt nghiệp.

B. việc định đoạt quy trình tuyển sinh.

C. quyền học tập không hạn chế.

D. việc quyết định chính sách giáo dục.
Câu 6:

Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi làm giả căn cước công dân của người khác là sử dụng quyền nào sau đây?

A. Khởi kiện.

B. Truy tố.

C. Tố cáo.

D. Khiếu nại.
Câu 7:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng

A. thói quen vùng miền.

B. ý thức tự nguyện.

C. quyền lực nhà nước.

D. dư luận xã hội.
Câu 8:

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn. tội phạm, xâm phạm các

A. quy chế nội bộ công ty tư nhân.

B. quy trình phân phối sản phẩm.

C. quy ước hoạt động cộng đồng.

D. quy tắc quản lý nhà nước.
Câu 9:

Việc Nhà nước tổ chức tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phòng, chống tội phạm trên không gian mạng là thể hiện nội dung nào sau đây của quyền được phát triển?

A. Được cung cấp thông tin.

B. Được bảo trợ xã hội.

C. Được chăm sóc sức khỏe.

D. Được lựa chọn việc làm.
Câu 10:

Theo quy định của pháp luật, người dân bàn bạc và quyết định việc đóng góp xây dựng nông thôn mới ở địa phương là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây?

A. Quốc gia.

B. Cả nước.

C. Trung ương.

D. Cơ sở.
Câu 11:

Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật là

A. triệt tiêu mọi nhu cầu cá nhân.

B. chấm dứt mọi nguồn thu nhập.

C. hủy bỏ mọi loại giao dịch.

D. kiềm chế mọi việc làm trái pháp luật.
Câu 12:

Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội được thể hiện ở việc làm nào sau đây của Nhà nước?

A. Kiềm chế thương mại điện tử.

B. Từ chối xuất khẩu hàng hóa.

C. Làm giảm tỉ lệ người mắc bệnh.

D. Quy định mức thuế khác nhau.
Câu 13:

Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được nhà nước

A. đầu tư phát triển kinh tế.

B. ấn định một nơi cư trú.

C. áp đặt mức thu nhập.

D. cho phép sở hữu đất đai.
Câu 14:

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân được thể hiện ở việc vợ, chồng

A. tôn trọng ý kiến của nhau.

B. áp đặt vị trí việc làm.

C. tự định đoạt tài sản riêng.

D. lựa chọn giới tính thai nhi.
Câu 15:

Một trong những mục đích của hình thức áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định làm phát sinh

A. những quan điểm trái chiều.

B. các quyền cụ thể của công dân.

C. mọi giao dịch dân sự.

D. tất cả nhu cầu của cá nhân.
Câu 16:

Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân đều được Nhà nước và mọi người

A. tôn trọng.

B. xâm nhập.

C. theo dõi.

D. kiểm soát.
Câu 17:

Theo quy định của pháp luật, mỗi cử tri đều được tự viết phiếu và bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Gián tiếp.

B. Đại diện.

C. Trực tiếp.

D. Phổ thông.
Câu 18:

Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung bình đẳng trong kinh doanh là mọi doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ

A. điều chỉnh quy mô sản xuất.

B. áp dụng công nghệ sinh học.

C. liên kết hợp tác quốc tế.

D. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Câu 19:
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở

A. giá trị sử dụng của hàng hóa.

B. thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. giá trị thặng dư được tạo ra.

D. thời gian lao động cá biệt tối thiểu.
Câu 20:

Công dân trực tiếp đóng góp ý kiến về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương với đại biểu Quốc hội trong dịp đại biểu tiếp xúc cử tri là thực hiện quyền nào sau đây?

A Tự do ngôn luận.

B. Học tập.

C. Bảo hộ danh dự.

D. Sáng tạo.
Câu 21:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Khống chế tù nhân vượt ngục.

B. Theo dõi nghi can vụ án.

C. Đánh người khác gây thương tích.

D. Giam giữ người bị tình nghi.
Câu 22:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tham gia sinh hoạt cộng đồng.

B. Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

D. Bác bỏ quan điểm trái chiều.
Câu 23:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ.

B. Chế tạo vũ khí quân dụng.

C. Bắt người đang bị truy nã.

D. Sử dụng trái phép lòng đường đô thị.
Câu 24:

Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận

A. thông tin do nhân chứng cung cấp.

B. kế hoạch thử nghiệm vacxin.

C. quyết định xử phạt chưa thỏa đáng.

D. dự án hợp tác đầu tư nước ngoài.
Câu 25:

Trong nền kinh tế hàng hóa, công dân dùng tiền để nộp thuế thu nhập cá nhân là thể hiện chức năng nào sau đây của tiền tệ?

A. Cung cấp thông tin.

B. Phương tiện thanh toán.

C. Điều tiết sản xuất.

D. Thước đo giá trị.
Câu 26:

Theo quy định của pháp luật, công dân hưởng quyền được phát triển trong trường hợp nào sau đây?

A. Tham gia các hoạt động văn hóa.

B. Thay đổi nội dung trong di chúc.

C. Chuyên giao quyền nhân thân.

D. Chủ động chuyển quyền tác giả.
Câu 27:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu danh sách các ứng cử viên.

B. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

C. Tham khảo lí lịch trích ngang của đại biểu.

D. Giám sát quy trình niêm phong hòm phiếu.
Câu 28:

Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Công khai nội dung điện tín.

B. Từ chối gói cước khuyến mại.

C. Đăng kí tài khoản thư điện tử.

D. Tính sai cước phí vận chuyển.
Câu 29:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, việc làm nào sau đây của các chủ thể kinh doanh thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Sử dụng các nguyên liệu hữu cơ.

B. Quản lý nhân sự trực tuyến.

C. Đầu cơ gây rối loạn thị trường.

D. Bảo mật chiến lược đầu tư.
Câu 30:

Theo quy định của pháp luật, công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Vận chuyển trái phép pháo nổ.

B. Tàng trữ vũ khí quân dụng.

C. Lưu hành các loại tiền giả.

D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Câu 31:

Phát hiện anh C phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh B đã giữ anh C trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà M là mẹ anh C đã tự ý vào nhà anh B để yêu cầu anh phải thả con trai mình. Thây chỉ có con gái anh B ở nhà nên bà M đã lớn tiếng quát nạt cháu. Bà M và anh C cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tài sản.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.

D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
Câu 32:

Vợ chồng chị Q, anh D có con trai 10 tuổi là cháu B; anh H, anh T là nhân viên ở một công ty nhà nước, trong đó anh T là anh họ của chị Q. Một lần, được chị Q nhờ trông giữ cháu B là bạn cùng lớp với con trai mình, anh H đã đưa con trai và cháu B đến phòng điều hành hệ thống điện trong ca trực của mình. Vì tò mò, cháu B bật công tắc điện làm hỏng một hệ thống máy sản xuất nên anh H đã đến gặp chị Q yêu cầu bồi thường. Bức xúc vì chị Q tránh mặt, anh H đã liên tục gọi điện thoại nhằm gây sức ép với chị Q. Biết được thông tin từ vợ, anh D là lao động tự do đã tự ý nghi làm và nhờ anh T đến nhà anh H để giúp mình hòa giải. Nhận được điện thoại của anh D, anh T vội vàng bỏ ca trực để cùng anh D đến nhà anh H. Tại đây, do anh H không đồng ý với mức bồi thường nên hai bên đã xảy ra xô xát, anh T và anh D vô ý làm hỏng một số tài sản của gia đình anh H. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm dân sự vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

A. Anh T và anh D.

B. Chị Q và anh H.

C. Anh H và anh T.

D. Anh H và anh D.
Câu 33:

Doanh nghiệp X có ông A là giám đốc, chị N, chị H và anh K là nhân viên. Hằng năm, anh K và chị H đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi cơ quan có chủ trương cử nhân viên đi học nâng cao trình độ, anh K và chị H đã hoàn thiện hồ sơ đồng thời nộp cho ông A để đăng kí theo quy định. Trong cuộc họp bình xét, vì chị H văng mặt do con của chị bị ốm nên ông A quyết định cử anh K. Bất mãn vì không được chọn, chị H thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc theo yêu cầu. Được chị N giới thiệu, chị C là người đang có nhu cầu xin việc làm đã tìm gặp ông A để được tạo điều kiện nhận vào làm việc thay thế vị trí của chị H. Biết chuyện, anh Mlà anh rể của chị H đang là giám đốc một công ty tư nhân đã ép buộc khiến chị H phải bỏ việc ở cơ quan cũ về làm việc cho anh để trừ khoản nợ mà vợ chồng chị đã vay. Những ai sau đây vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động?

A. Chị H, anh M và chị C.

B. Ông A, chị H và anh M.

C. Chị H, chị N và ông A.

D. Ông A, chị C và chị N.
Câu 34:

Ông H là chủ một nhà máy chế biến thực phẩm, bà M là chủ một khách sạn tư nhân. Cơ sở kinh doanh của ông H và bà M đều trang bị đầy đủ hệ thống phòng, chống cháy nổ theo đúng quy định là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính bảo mật tuyệt đối.

B. Tính khái quát về thuật ngữ.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính đa nghĩa về nội dung.
Câu 35:

Sau khi cùng nhận bằng cử nhân, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình còn chị H phụ trách công tác dân số của xã. Ngoài ra, chị H còn dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Khi được chính quyền xã lấy ý kiến về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, anh V và chị H đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương. Anh V và chị H cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

A. Văn hóa, đối ngoại.

B. Chính trị.

C. Kinh tế, quốc phòng.

D. An ninh.
Câu 36:

Anh M là lao động tự do đã cấu kết với một số người vào rừng đặc dụng để tổ chức khai thác trái phép một lượng lớn gỗ quý thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Sau khi tiêu thụ số gỗ đó, trên đường về nơi ở, anh M bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định. Những hành vi trên của anh M đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Hành chính và kỉ luật.

C. Kỉ luật và hình sự.

D. Dân sự và hành chính.
Câu 37:

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi thực hiện xong nghĩa vụ cử tri, chị V được ông T là hàng xóm nhờ viết phiếu bầu giúp anh H là đồng nghiệp của ông T theo ý của anh H. Thấy chị V lựa chọn đại biểu khác với ý mình, anh N là thành viên tổ bầu cử nhờ và được chị V đồng ý sửa lại nội dung phiếu bầu của anh H. Sau đó, chị V bỏ phiếu bầu của anh H vào hòm phiếu rồi ra về. Anh H, chị V và anh N cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Phổ thông.

B. Bỏ phiếu kín.

C. Bình đẳng.

D. Trực tiếp.
Câu 38:

Chị K ở địa phương X đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường từ sơ dừa và được nhiều khách hàng đón nhận. Chị K đã thực hiện quyền sáng tạo ở nội dung nào sau đây?

A. Tự do phát minh, sáng chế.

B. Sử dụng nguồn vốn ưu đãi.

C. Kết nối thông tin nội bộ.

D. Quản lý khoa học, công nghệ.
Câu 39:

Ông B là giám đốc; anh H và anh A là nhân viên cùng làm việc tại doanh nghiệp nhà nước X. Khi bị anh A cung cấp bằng chứng về việc mình đã tuyển dụng chị C vào vị trí kế toán dù chị chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, ông B đã chỉ đạo chị C ngụy tạo tình huống để vu không anh A mắc sai phạm trong công việc. Dựa vào đó, ông B thực hiện quy trình và ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với anh A. Nhân cơ hội này, chị C cố ý thanh toán không đủ các khoản phụ cấp cho anh Á. Vì có quan hệ họ hàng và được anh A kể lại sự việc, anh H gửi đơn tới ông P là cán bộ có thẩm quyền đề nghị ông xem xét và giải quyết sự việc cho anh A. Do đã nhận 20 triệu đồng của ông B nên ông P hủy đơn của anh H. Được anh H thông tin về việc làm của ông P, anh A bí mật tung tin đồn thất thiệt khiến uy tín của ông P bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi của những ai sau đây không phải là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

A. Ông B, ông P và chị C.

B. Ông P, anh H và ông B.

C. Anh H, anh A và ông P.

D. Anh H, chị C và anh A.
Câu 40:

Địa bàn X có ông V là trưởng công an xã; anh M là công an xã; anh D, vợ chồng anh B và chị H. là người dân. Nhận được tin báo chị H tổ chức đánh bạc tại nhà, ông V cử anh M đến nhà chị H để kiểm tra. Vì chị H kiên quyết không thừa nhận nên anh M đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông V. Ngay sau đó, ông V trực tiếp đến nhà chị Hyêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh D đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị H, anh D đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh D, chị H đến gặp và yêu cầu anh D gỡ bài đăng trên. Do anh D không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anhDvô ý làm chị H bị ngã gãy tay. Biết anh M đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh B đã tìm gặp anh M yêu cầu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh M đẩy ngã gây chấn thương. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ vệ danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Anh D và anh M.

B. Anh M và anh B.

C. Anh D và ông V.

D. Anh M và ông V.