Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Nguyên nhân thắng lợi, ý (Có đáp án)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976?
A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng
Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược?
A. Chiến thắng Phước Long
B. Chiến dịch Tây Nguyên
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Đâu là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
A. Huế
B. Sài Gòn
C. Đà Nẵng
D. Buôn Ma Thuật
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định thời điểm để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam khi nào?
A. Trong năm 1975
B. Muộn nhất là năm 1976
C. Trước mùa mưa năm 1975
D. Trước năm 1976
11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống
B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức
C. Toàn bộ miền Nam được giải phóng
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ
B. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc
C. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn
D. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn
Sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu ở trong trận đánh ở Tây Nguyên từ ngày 4 đến ngày 23- 3- 1975 kéo theo sự thất bại hàng loạt của quân đội Sài Gòn sau đó là
A. Bố phòng nặng ở 2 đầu
B. Tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên
C. Rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung
D. Cố thủ ở Tây Nguyên
Đâu không phải là nguyên nhân để Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng?
A. Quân Giải phóng chưa đủ khả năng để tấn công vào Sài Gòn
B. Để phát huy thế tiến công từ Tây Nguyên
C. Để tranh thủ thời cơ chiến lược
D. Quân đội Sài Gòn bỏ ngỏ vùng duyên hải miền Trung để cố thủ Sài Gòn
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
A. Ta có hậu phương vững chắc ở miền Bắc chi viện
B. Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết, các nước XHCN giúp đỡ
C. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
D. Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn
Nguyên nhân chung quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) ở Việt Nam là gì?
A. Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.
B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Lực lượng tham gia cách mạng được xây dựng, chuẩn bị chu đáo.
D. Khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được xây dựng, củng cố.
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới
D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.
B. chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong kiến.
C. kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc cả nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam
B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975
C. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa....giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh
D. Trong năm 1945 tiến công địch trên quy mô lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam
Nội dung kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra vào cuối năm 1974 - đầu năm 1975 đã thể hiện
A. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.
B. thế chủ động về chiến lược của kháng chiến.
C. sự linh hoạt, tích cực và kiên định của Đảng.
D. ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân.
Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?
A. Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa
B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới
C. Được sự nhất trí của Liên Xô và Trung Quốc
D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng
B. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến
C. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương
D. Là những trận quyết chiến chiến lược
Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm gì khác về hình thức tiến công so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
A. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang, có sự hỗ trợ của lực lượng chính trị.
B. Là cuộc tiến công quân sự đồng loạt của lực lượng vũ trang trên tất cả các mặt trận.
C. Là sự phối hợp chiến đấu của các quân chủng, binh chủng có sự hỗ trợ của lực lượng biệt động.
D. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang với phong trào nổi dậy của quần chúng.
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm giống nhau về
A. Đối tượng tiến công.
B. Hướng tiến công chủ yếu.
C. Vai trò của lực lượng chính trị.
D. Huy động lực lượng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng nghệ thuật gì?
A. Dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế
B. Dùng sức mạnh của vật chất đánh thắng sức mạnh của ý chí và tinh thần
C. Lấy số lượng quân đông thắng vũ khí chất lượng cao
D. Lấy lực thắng thế, lấy ít thắng nhiều
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là:
A. Có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. Có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và nhân loại tiến bộ.
D. Có sự kết hợp đấu tranh quân sự chính trị và ngoại giao.
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại
B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi
C. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. Lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng
C. Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang
D.Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc
Nhận định nào sau đây đúng nhất về hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?
A. đi từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.
B. đi từ đấu tranh chính trị hòa bình lên khởi nghĩa từng phần.
C. đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ
B. Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam
C. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền
D. Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” vì đã
A. Có tác động lớn đến nội bộ của nước Mỹ và cục diện thế giới.
B. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai thế hệ thống xã hội đối lập.
C. Hạ nhiệt tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
D. Làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn bao trùm thế giới.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) đã đưa Việt Nam trở thành nước
A. đầu tiên trên thế giới thống nhất đất nước từ sau năm 1945.
B. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên phạm vi thế giới.
C. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới.
D. đầu tiên tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí thế của quân và dân ta trong chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Tây Nguyên
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh
Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với quốc tế.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị, chiên tranh du kích với đâu tranh vũ trắng và dân vận.
C. Tăng cường đoàn kết trong nước và quốc tế thông qua các hình thức mặt trận thống nhất.
D. Phát huy sự đoàn kết của ba nước Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.
Để tiến hành những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu nào?
A. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh kinh tế.
B. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh bình vận.
C. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay là
A. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
B. Đoàn kết tàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
C. Tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
D. Kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
Tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” là chủ trương của chiến dịch nào trong năm 1975?
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Chiến dịch Tây Nguyên
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Biên giới.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đều có điểm chung là
A. Là sự kết hợp yếu tố khách quan và chủ quan.
B. Lực lượng trung gian ngả về phía cách mạng.
C. Kẻ thù vô cùng ngoan cố.
D. Kẻ thù hoàn toàn gục ngã.
Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
A. đấu tranh đồng thời trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
B. phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị.
C. tác chiến trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
D. hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là
A. xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch
A. Tổng tiến công giải phóng miền Nam trong năm 1976.
B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
C. Giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976.
D. Tranh thủ thời cơ giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Phương châm tác chiến của bộ đội ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 là
A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”
B. “Đánh chắc, tiến chắc”
C. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”
D. “Đánh điểm diệt viện”
Tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng trong năm 1975 là
A. Buôn Ma Thuật
B. Kon Tum
C. Quảng Trị
D. Phước Long.
Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và chống Mỹ (1954 -1975) là
A. Kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của nhân dân.
B. Kết hợp đấu tranh trên hai mặt trận quân sự và ngoại giao.
C. Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng.
D. Giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam
A. Trong hai năm 1975 và 1976.
B. Trước mùa mưa năm 1975.
C. Trong năm 1976.
D. Trong năm 1975.
Điểm chung về hướng tiến công của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953- 1954 và chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975) là gì?
A. Tiến công vào những vị trí quan trọng nhưng quân địch yếu.
B. Tiến công vào những nơi có cơ quan đầu não của địch.
C. Tiến công vào những nơi địch khó tiếp viện.
D. Tiến công vào những nơi tập trung lực lượng chính của địch.
Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) được Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay?
A. Kiên quyết giữ vững chủ quyền bằng đấu tranh ngoại giao.
B. Giữ vững hòa bình hữu nghị, không can thiệp vào nội bộ bất kì nước nào.
C. Chỉ dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
D. Giữ vững độc lập, tự chủ, không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình hữu nghị viển vông.
Một điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là gì?
A. Có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.
B. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. Được sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi.
Điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp:
A. đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
B. lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
D. của lực lượng vũ trang ba thứ quân.