Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 95, 96, 97 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ - Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Kể về một hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối.

Câu 2:
Tự luận

 Đọc văn bản:

Trò chuyện cùng mẹ

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ – Kết nối tri thức (ảnh 1)

 

Thời gian vui nhất trong buổi tối của Thư và Hân là trước khi đi ngủ. Đã thành thói quan, ba mẹ con sẽ đọc sách, rồi thủ thỉ chuyện trò. Những câu chuyện của ba mẹ con thường nối vào nhau không dứt. Vì thế, sắp đến giờ ngủ, mẹ phải nói ràng rọt từng chữ: Năm phút nữa thôi nhé. Nhưng đôi khi chính mẹ nấn ná nghe chuyện của con, làm năm phút cứ được cộng thêm mãi.

Ba mẹ con có nhiều điều để nói với nhau lắm. Hôm thì ba mẹ con bàn luận về các nhân vật trong quyển sách vừa đọc. Hôm thì mẹ kể cho hai chị em về công việc của mẹ. Có hôm, mẹ lại kể về ngày mẹ còn bé. Thỉnh thoảng, mẹ pha trò khiến hai chị em cười như nắc nẻ.
Hai chị em cũng líu lo kể chuyện cho mẹ nghe. Em Hân bao giờ cũng tranh kể trước. Em hay kể về các bạn ở lớp mẫu giáo, về những trò chơi em được cô dạy, hay những món quà chiều mà em ăn rồi lại muốn ăn thêm nữa. Thư thì kể cho mẹ nghe chuyện được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp, về những bài toán thử trí thông mình các bạn thường đố nhau trong giờ ra chơi…

 

Ba mẹ con rúc rích mãi không chán. Chỉ là đến giờ ngủ thì phải ngủ thôi.

(Diệu Thúy)

Câu 3:
Tự luận

Chi tiết nào cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện với nhau trước khi đi ngủ?

Câu 4:
Tự luận

 Vì sao thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi?

Câu 5:
Tự luận

Mẹ đã kể cho chị em Thư những chuyện gì?

Câu 6:
Tự luận

Đóng vai Thư hoặc Hân nhắc lại những chuyện mình đã kể cho mẹ nghe.

Câu 7:
Tự luận

Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện.

Câu 8:
Tự luận

Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về tình cảm của người thân trong gia đình và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 9:
Tự luận

Chia sẻ với bạn về nhân vật em yêu thích nhất: Nhân vật đó làm gì? Nhân vật đó có gì thú vị? Em học hỏi được điều gì ở nhân vật đó?

Câu 10:
Tự luận

Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:

Bà nội của tôi là bà ngoại của em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 11:
Tự luận

Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.

Câu 12:
Tự luận

Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?

Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Theo Thanh Tịnh)

a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

b. Để báo hiệu phần giải thích

c. Để báo hiệu phần liệt kê

Câu 13:
Tự luận

Xác định công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn dưới đây:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ – Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Trong cái túi vải thô của bà có đủ thứ quà, mùa nào thức nấy: nhãn tháng Sáu, na tháng Bảy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu.

(Theo Ma Văn Kháng)

b. Hoa giấy có một đặc điểm khác với nhiều loài hoa: hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên.

(Theo Trần Hoài Dương)

c. Chú sóc có bộ lông khá đẹp: ưng xám nhưng bụng và chóp đuôi lại đỏ rực.

(Theo Ngô Quân Miện)

Câu 14:
Tự luận

Quan sát tranh, nêu đặc điểm của sự vật trong mỗi tranh.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 15:
Tự luận

Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.

Gợi ý:

a. Giới thiệu về ngôi nhà

Nhà em ở đâu?

Gia đình em ở đó từ khi nào?

b. Tả bao quát về ngôi nhà

Hình dạng

Cảnh vật xung quanh

c. Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà

Bên ngoài (mái, tường, vách, cửa sổ, cửa ra vào,...)

Bên trong (phòng bếp, phòng khách, đồ đạc,...)

d. Nêu tình cảm của em với ngôi nhà.

 

Câu 16:
Tự luận

 Trao đổi đoạn văn của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.

Câu 17:
Tự luận

Vẽ ngôi nhà em yêu thích. Viết 2-3 câu giới thiệu bức tranh của em.