Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 109, 110, 111 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Giới thiệu với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý:
Hương vị Tết bốn phương
Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.
Người Lào thường tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Lạp được làm bằng thịt gà hoặc thịt bò tươi trộn với gia vị và thính, ăn chung với xôi nóng.
Người dân Ca-na-đa thường ăn món bánh bột nướng vào dịp năm mới. Nhân bánh làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon.
Phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô vào các dịp lễ tết. Sau khi hoàn thành, bánh được gửi biếu bạn bè, gia đình và hàng xóm.
Thảo Nguyên tổng hợp
Vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa?
Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì?
Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu gì?
Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì?
Bài đọc giúp em biết thêm điều gì?
Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết.
Đọc lời các nhân vật trong tranh và trả lời câu hỏi.
a. Hai bạn nói về nhân vật nào?
b. Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
Nói về một số đặc điểm của nhân vật em thích trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình dựa vào gợi ý:
Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:
Trang trí và trưng bày bài viết.
Giới thiệu với bạn bìa một cuốn truyện hoặc nội dung quảng cáo một phim hoạt hình em thích.