Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 14, 15, 16 Bài 2: Đua ghe ngo - Chân trời sáng tạo
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.
Đua ghe ngo
Vào rằm tháng Mười âm lịch, người Khơ-me ở Nam Bộ tổ chức đua ghe ngo.
Gần trưa, bờ sông đông nghịt người. Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua. Mỗi đội có khoảng năm mươi thanh niên ngồi trên chiếc ghe ngo trang trí hoa văn sặc sỡ. Tiếng trống, tiếng phèng la,... rộn rã.
Một hồi còi vang lên báo hiệu lệnh xuất phát. Theo nhịp lệnh của người chỉ huy, các thành viên đội đua đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích. Tiếng cổ vũ, tiếng reo hò cùng náo nhiệt mỗi khi có đội bứt phá về đích.
Hội đua ghe kết thúc trong cảnh trao giải và lễ bế mạc tưng bừng. Đội trưởng các đội xiết chặt tay nhau, hẹn gặp lại ở cuộc đua năm sau.
Lệ Hải
Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào?
Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo.
Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua?
Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?
Nói 1 - 2 câu về lễ hội em biết.
Đọc lời nhân vật trong tranh và cho biết:
a. Hai bạn nói về nhân vật nào?
b. Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
c. Tính cách của nhân vật đó thế nào?
Nói về một nhân vật trong câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đúng tám giờ, cô Hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc và thể lệ hội thi Cuốn sách em yêu. Sau đó, các bạn nhanh chóng toả về các khu vực dự thi. Có nhóm thi viết cảm nghĩ về cuốn sách đã đọc, có nhóm thi vẽ trang trí bìa sách,... Trên sân khấu, các anh chị lớp Bốn, lớp Năm tham gia diễn kịch, đóng hoạt cảnh dựa theo truyện đã đọc. Các sản phẩm dự thi được chấm và triển lãm xung quanh sân trường. Cuối buổi, đại diện Ban Giám khảo công bố kết quả, trao giải cho các cá nhân và tập thể dự thi.
Linh Nhi
a. Đoạn văn viết về hội thi gì?
b. Những hoạt động nào diễn ra trong hội thi?
c. Câu đầu và câu cuối của đoạn văn có tác dụng gì?
d. Những từ ngữ nào giúp em nắm được trình tự các sự việc?
Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến dựa vào gợi ý:
Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ:
- Trưng bày tranh, ảnh về lễ hội.
- Cùng bạn hỏi - đáp về lễ hội em thích.