Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 32, 33, 34, 35 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng - Chân trời sáng tạo

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Chia sẻ về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 2:
Tự luận

Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa

Cánh cò bay lả, bay la

Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bóng đung đưa

Bút nghiêng lất phất hạt mưa

Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

Hổ Minh Hà

Câu 3:
Tự luận

Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì?

Câu 4:
Tự luận

Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ nào?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 5:
Tự luận

Những dòng thơ nào cho thấy bạn nhỏ sử dụng bút vẽ rất khéo?

Câu 6:
Tự luận

Vì sao tác giả thấy bạn nhỏ giống nghệ nhân Bát Tràng?

* Học thuộc lòng bài thơ.

Câu 7:
Tự luận

a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Nói 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật được nhắc đến trong bài văn.

Câu 8:
Tự luận

Nghe - viết:

Sắc màu

Bảng màu theo tay các hoạ sĩ nhí vào từng bức tranh, khiến cho không gian thêm rạng rỡ. Bạn thì vẽ ngôi nhà đại dương xanh biếc, điểm thêm vài cánh buồm trắng buồm nâu và những con sóng nhấp nhô. Bạn thì vẽ cánh đồng làng quê mùa gặt. Trong tranh, sắc vàng tươi mới của lúa hoà với ánh mặt trời lấp lánh.

Bảo Hân

Câu 9:
Tự luận

Tìm tiếng có vần iêu hoặc vần yêu thích hợp với mỗi ….:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 10:
Tự luận

Tìm từ ngữ chứa tiếng:

a. Có chữ l hoặc chữ n, có nghĩa:

- Tên nốt nhạc đứng sau nốt son.

- Trái ngược với đói.

- Đồ dùng để đội đầu, làm bằng lá, có hình vòng tròn nhỏ dần.

b. Có vần ực hoặc vần ưt, có nghĩa:

- Món ăn làm bằng củ, quả rim đường.

- Rời ra từng khúc, đoạn.

- Trái ngược với ngủ.

Câu 11:
Tự luận

Tìm từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong mỗi câu dưới đây:

a. Bạn hãy đi cùng chúng mình nhé!

b. Chúng ta cùng hát lên nào!

c. Em nên tô theo các nét đã vẽ!

Câu 12:
Tự luận

Chuyển các câu kể dưới đây thành câu khiến:

a. Bé tô màu bức tượng.

b. Chúng mình đi xem xiếc.

c. Các em chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ.

Câu 13:
Tự luận

Viết 1- 2 câu khiến để:

a. Mượn bạn một quyển sách

b. Xin phép bố mẹ tham gia một câu lạc bộ ở trường

Câu 14:
Tự luận

Nói 1 - 2 câu:

- Thể hiện cảm xúc của em khi thấy một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp.

- Ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)