Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 58, 59, 60 Bài 2: Những đám mây ngũ sắc - Chân trời sáng tạo
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chia sẻ về màu sắc của mây trời theo gợi ý:
Những đám mây ngũ sắc
Ở Trường Sa, nếu biển mang nhiều sắc màu kì thú thì bầu trời cũng không kém phần hấp dẫn. Đặc biệt, có những hôm, trong ráng chiều đỏ ối phản chiếu xuống mặt biển còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc. Chúng có sức hấp dẫn khiến người ta nhìn hàng giờ không chán.
Thời điểm hoàng hôn có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ảnh điệu đà. Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái 'giếng trời' giữa thiên nhiên. Lại có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.
Những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.
Nguyễn Xuân Thuỷ
Những đám mây ngũ sắc xuất hiện vào thời gian nào? Ở đâu?
Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc.
Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời?
Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa Trường Sa luôn sinh động?
Đặt một tên khác cho bài đọc.
Tưởng tượng, đặt tên cho đám mây em thích.
Chia sẻ về tên em đặt ở bài tập 2.
Đọc lại truyện Giọt sương và cho biết:
a. Em thích nhân vật nào trong câu chuyện?
b. Em thích điều gì ở nhân vật đó?
Tưởng tượng, nói về dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện Giọt sương.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Những ngày ở đảo, chiếc ống nhòm là người bạn thân thiết giúp tôi khám phá thiên nhiên. Bố chọn cho tôi chiếc ống nhòm màu xanh cỏ úa, dây đeo bằng dù to bản, màu vàng tươi. Tay nắm của nó được làm bằng cao su vừa khít lòng bàn tay. Hai ống kính có thể điều chỉnh để thu phóng ảnh và thay đổi tầm nhìn. Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa”, tôi luôn có cảm giác với được những đám mây ngũ sắc. Đặc biệt, chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt. Khi cùng bố và các chủ lặn biển, “đôi mắt sâu” giúp tôi nhìn rõ những rạn san hô đủ hình dáng, đủ sắc màu. Nhờ có người bạn nhỏ này, kì nghỉ hè của tôi thêm ý nghĩa.
Hồng Hạnh
a. Bạn nhỏ tả đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
c. Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ?
d. Bạn nhỏ gọi đổ vật bằng những tên nào? Vì sao?
e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?
Tìm ý cho đoạn văn tả một đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý:
Nói 1- 2 câu:
a. Giới thiệu đồ vật.
b. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật.
Giải ô chữ sau: