Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 89, 90, 91 Bài 4: Cảnh làng Dạ – Chân trời sáng tạo
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chia sẻ về những điều em thấy trong tranh của bài đọc.
Cảnh làng Dạ
Mùa đông đã về thực sự rồi!
Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.
Ma Văn Kháng
Trong đoạn văn thứ hai, điều gì bảo hiệu mùa đông đã về?
Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?
Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ nào?
Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?
Nói về sự thay đổi của cảnh vật nơi em ở vào một mùa trong năm.
Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh:
a. Những đám mây ...
b. Dòng suối ...
c. Hàng cây ...
Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Phân vai, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơiem ở.
Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) về tình cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
Hoàn thành, trang trí và trưng bày bài viết của em.
Nói lời mời bạn về thăm quê hương hoặc nơi em ở..