Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 95, 96, 97 Bài 21: Nhà rông - Kết nối tri thức
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Quan sát tranh và nói về các cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó gợi cho em nghĩ đến nơi nào trên đất nước ta?
Đọc văn bản: Nhà rông trang 95, 96
Nhà Rông
Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đồ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.
Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rỗng khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Những câu nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?
Kiến trúc bên trong của nhà rông có gì đặc biệt?
Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung thường diễn ra ở nhà rông.
Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông?
Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.
Hãy nói 1-2 câu mời bạn bè (hoặc du khách) đến với quê hương em.
Nghe viết: Nhà rông (từ đầu đến cuộc sống no ấm)
Chọn sơ hoặc xơ thay cho ô vuông
Làm bài tập a hoặc b
Vẽ cảnh đẹp quê hương và viết 2-3 câu giới thiệu bức tranh em vẽ.