Giải Tin học lớp 5 trang 76, 77 Bài 11. Các phép so sánh - Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Em và bạn hãy thực hiện trò chơi sau:

Lần 1: Em nói ba số ngẫu nhiên x. Với mỗi số đó, bạn phải trả lời các phép so sánh sau có kết quả là đúng hay sai:

a) x > 50                                   b) x = 50                         c) x < 50

Lần 2: Hai người đổi vai trò cho nhau, bạn là người nói ba số ngẫu nhiên còn em là người trả lời.

Sau khi chơi xong, em hãy cho biết ai có số lần trả lời chính xác nhiều hơn.

Câu 2:
Tự luận

Em hãy tạo các lệnh như ở Hình 1 và cho biết kết quả thực hiện từng lệnh có đúng như trong ví dụ tương ứng cho ở Bảng 1 không.

Câu 3:
Tự luận

Em hãy tạo chương trình cho ở Hình 2 và chạy chương trình một số lần (Ví dụ: 6 lần). Sau khi quan sát các kết quả thực hiện chương trình, em hãy chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

1. Tất cả các lần chạy chương trình đều thông báo số lấy ngẫu nhiên giống nhau.

2. Tất cả các lần chạy chương trình đều lấy được các số lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

3. Tất cả các lần chạy chương trình đều lấy được một trong các số 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Câu 4:
Tự luận

Chương trình Mèo đố em ở Hình 4 thể hiện kịch bản “Mèo đố em cho một số lớn hơn số của Mèo vừa nghĩ” (Hình 3). Em hãy tạo và chạy chương trình 3 lần với các số được nhập lần lượt là 26, 9 và 8. Em hãy cho biết kết quả của mỗi lần chạy chương trình là gì.

Câu 5:
Tự luận

Em hãy cho biết kết quả của các phép so sánh sau:

Câu 6:
Tự luận

Em hãy cho biết nếu thực hiện mỗi khối lệnh sau, nhân vật trên sân khấu sẽ hiển thị gì trong bóng nói:

Câu 7:
Tự luận

Em hãy tạo chương trình để nhân vật Retro Robot (Hình 4) thông báo kết quả của các phép so sánh giá trị hai biểu thức (5 + 3) và (4 + 7).

Gợi ý: Để nhân vật cho biết giá trị của phép so sánh lớn hơn (5 + 3) > (4 + 7) em có thể tạo câu lệnh sau:

Em thực hiện tương tự đối với các phép so sánh nhỏ hơn và phép so sánh bằng.