Hàng hoá – tiền tệ - thị trường (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán là

A. hàng hoá.              

B. tiền tệ.                   

C. thị trường.             

D. lao động.

Câu 2:

Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây?

A. Giá trị và giá trị sử dụng.                                   

B. Giá trị thương hiệu.                                                                   

C. Giá trị trao đổi.    

D. Giá trị sử dụng.

Câu 3:

Giá trị xã hội của hàng hoá được xác định bởi

A. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hoá tốt nhất.

B. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hoá tốt nhất.

C. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá.

D. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hoá.

Câu 4:

Giá trị sử dụng của hàng hoá được hiểu là

A. công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

B. công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.

C. công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.

D. công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.

Câu 5:

Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là

A. giá trị hàng hoá.                                      

B. giá trị sử dụng của hàng hoá.                  

C. giá trị lao động.   

D. giá trị sức lao động.

Câu 6:

Hiện tượng lạm phát xảy ra khi

A. nhà nước phát hành thêm tiền.              

B. nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.

C. đồng nội tệ mất giá.

D. tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.

Câu 7:

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua

A. sản xuất, tiêu dùng.   

B. trao đổi mua - bán.    

C. phân phối, sử dụng.  

D. quá trình lưu thông.

Câu 8:

Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây?

A. Giá trị và giá trị trao đổi.                        

B. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt.             

C. Giá trị và giá trị sử dụng.  

D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.

Câu 9:

Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua

A. giá trị sử dụng của nó.                            

B. công dụng của nó.                                   

C. giá trị trao đổi của nó.         

D. giá trị cá biệt của nó.

Câu 10:

Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng

A. khác nhau.            

B. giống nhau.           

C. ngang nhau.          

D. bằng nhau.

Câu 11:

Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là

A. giá trị của hàng hoá.                               

B. thời gian lao động xã hội cần thiết.      

C. tính có ích của hàng hoá.  

D. thời gian lao động cá biệt.

Câu 12:

Công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người là

A. giá trị.                   

B. chức năng.             

C. giá trị sử dụng.      

D. chất lượng.

Câu 13:

Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là

A. giá trị.                   

B. giá trị sử dụng.     

C. giá trị cá biệt.        

D. giá trị trao đổi.

Câu 14:

Giá trị của hàng hoá được thực hiện khi

A. người sản xuất cung ứng hàng hoá phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

B. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường bán.

C. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường bán và bán được.

D. người sản xuất cung ứng được hàng hoá có nhiều giá trị sử dụng.

Câu 15:

Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hoá?

A. Điện.                     

B. Nước máy.            

C. Không khí.            

D. Rau trồng để bán.

Câu 16:

Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là

A. mệnh giá.         

B. giá niêm yết.    

C. chỉ số hối đoái.          

D.  tỉ giá hối đoái.

Câu 17:

Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng

A. phương tiện lưu thông.                           

B. phương tiện thanh toán.  

C. tiền tệ thế giới.                 

D. giao dịch quốc tế.

Câu 18:

Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện chức năng

A. phương tiện cất trữ.                           

B. phương tiện thanh toán.                          

C. tiền tệ thế giới.   

D. giao dịch quốc tế.

Câu 19:

Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng

A. phương tiện lưu thông.                           

B. phương tiện thanh toán.                          

C. tiền tệ thế giới.

D. giao dịch quốc tế.

Câu 20:

Người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng là thực hiện chức năng

A. phương tiện lưu thông.                           

B. phương tiện thanh toán.  

C. tiền tệ thế giới.                       

D. giao dịch quốc tế.

Câu 21:

Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng

A. giảm phát.                                              

B. thiểu phát.

C. lạm phát.                                                

D. giá trị của tiền tăng lên.

Câu 22:

Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá sẽ

A. giảm đi.                 

B. không tăng.           

C. tăng lên.               

D. giảm nhanh.

Câu 23:

Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.

B. tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá.

C. tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch.

D. tiền dùng để cất trữ.

Câu 24:

Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A. Thước đo giá trị.                                     

B.  Phương tiện lưu thông.                           

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 25:

An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?

A. A đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.             

B. A mua vàng cất đi.                                                                    

C. A gửi số tiền đó vào ngân hàng.

D. A bỏ số tiền đó vào lợn đất.

Câu 26:

Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là

A. sàn giao dịch.                                          

B. thị trường chứng khoán.                          

C. chợ.

D. thị trường.

Câu 27:

Các nhân tố cơ bản của thị trường là

A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả.                         

B. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.       

C. tiền tệ, người mua, người bán.

D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.

Câu 28:

Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là nội dung của chức năng nào trong các chức năng cơ bản của thị trường?

A. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Câu 29:

Giá trị của hàng hoá là

A. lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá.

B. lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hoá.

C. lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hoá.

D. lao động của người sản xuất hàng hoá.

Câu 30:

Mục đích cuối cùng mà người sản xuất hàng hoá hướng đến là

A. giá cả.                                                     

B. lợi nhuận.                                                

C. công dụng của hàng hoá.  

D. số lượng hàng hoá.

Câu 31:

Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến hàng hóa là

A. giá cả của hàng hoá.                                                                 

B. lợi nhuận.                                                

C. công dụng của hàng hoá.                                 

D. mẫu mã của hàng hoá.

Câu 32:

Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Giá trị trao đổi.                                       

B. Giá trị số lượng, chất lượng.                   

C. Lao động xã hội của người sản xuất.

D. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

Câu 33:

Nói hàng hoá là một phạm trù lịch sử là vì

A. hàng hoá chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.

B. hàng hoá xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.

C. hàng hoá ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

D. hàng hoá ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.

Câu 34:

Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?

A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.            

B. Giá trị sử dụng của hàng hoá.                 

C. Giá trị của hàng hoá.

D. Xu hướng của người tiêu dùng.

Câu 35:

Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hoá?

A. 5 con.                    

B. 20 con.                  

C. 15 con.                  

D. 3 con.

Câu 36:

Đâu không phải là chức năng của tiền tệ trong các phương án sau đây?

A. Phương tiện thanh toán.                        

B. Tiền tệ thế giới.                                        

C. Phương tiện lưu thông.      

D. Thước đo kinh tế.

Câu 37:

Yếu tố nào dưới đây nói lên tiền tệ là hàng hoá đặc biệt?

A. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hoá đã phát triển.

B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.

C. Vì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá.

D. Vì tiền tệ là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Câu 38:

Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.

C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.

D. tiền dùng làm phương tiện lưu thông.

Câu 39:

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi

A. tiền dùng đề đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.

B. tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hoá diễn ra thuận lợi.

C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ. 

Câu 40:

Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi

A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.

B. trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới của một quốc gia.

C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.