Hàng hoá – tiền tệ - thị trường (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 2:

Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

A. Hàng hoá, tiền tệ, cửa hàng, chợ.            

B. Hàng hoá, người mua, người bán.           

C. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.

D. Người mua, người bán, tiền tệ.

Câu 3:

Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?

A. Người sản xuất.    

B. Thị trường.            

C. Nhà nước.             

D. Người làm dịch vụ.

Câu 4:

Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào dưới đây?

A. Hàng hoá - tiền tệ, người mua - người bán.                                

B. Hàng hoá, người mua - người bán.

C. Hàng hoá - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hóa. 

D. Người mua - người bán, cung - cầu, giá cả.

Câu 5:

Một trong những chức năng của thị trường là

A. đánh giá hàng hoá.                                 

B. trao đổi hàng hoá. 

C. thực hiện hàng hoá.      

D. thông tin.

Câu 6:

Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng

A. có giá trị sử dụng.                                   

B. được xã hội thừa nhận.                           

C. mua - bán trên thị trường.

D. được đưa ra để bán trên thị trường.

Câu 7:

Công dụng của sản phẩm là làm cho hàng hoá có

A. giá trị.    

B. giá trị sử dụng. 

C. giá trị trao đổi. 

D. giá trị trên thị trường.

Câu 8:

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, công dụng của hàng hoá được phát hiện dần và

A. không ngừng được khẳng định.               

B. ngày càng đa dạng, phong phú.              

C. ngày càng trở nên tinh vi. 

D. không ngừng được hoàn thiện.

Câu 9:

Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hóa đó

A. đã được sản xuất ra.                               

B. được đem ra trao đổi.                               

C. đã được bán cho người mua.

D. được đem ra tiêu dùng

Câu 10:

Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 11:

Công thức H-T-H. Trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 12:

Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?

A. Cung bằng cầu.                                       

B. Cung nhỏ hơn cầu.       

C. Cung lớn hơn cầu.                                                            

D. Cung nhỏ hơn cầu rất nhiều.

Câu 13:

Khi là người bán hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?

A. Cung bằng cầu.                                       

B. Cung nhỏ hơn cầu. 

C. Cung lớn hơn cầu.                                                                   

D. Cung lớn hơn cầu rất nhiều.

Câu 14:

Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của

A. sản xuất và lưu thông hàng hoá.             

B. lượng hàng hoá được sản xuất.

C. lượng vàng được dự trữ.

D. lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ.

Câu 15:

Theo quy luật lưu thông tiền tệ nếu số lượng tiền vàng ít hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ

A. được cất trữ nhiều hơn.                           

B. được đưa vào lưu thông nhiều hơn.         

C. giảm giá trị.   

D. giảm số vòng luân chuyển.

Câu 16:

Khi lạm phát xảy ra thì sức mua của tiền tệ sẽ

A. mạnh lên.              

B. tăng lên.                

C. không giảm.          

D. giảm đi.

Câu 17:

Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ

A. được cất trữ nhiều hơn.                           

B. được lưu thông nhiều hơn.                      

C. tăng giá trị.

D. tăng số vòng luân chuyển.

Câu 18:

Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá được

A. thông qua.            

B. thực hiện.              

C. phản ánh.            

D. biểu hiện.

Câu 19:

Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng

A. thực hiện.              

B. kiểm tra.               

C. mua - bán.            

D. thông tin.

Câu 20:

Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do

A. tác động của người mua.                         

B. tác động của cung - cầu.                          

C. tác động của người sản xuất.      

D. tác động của người bán.

Câu 21:

Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa, vì vậy những hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu thị hiếu của xã hội thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?

A. Thông tin.

B. Điều tiết sản xuất.

C. Mã hóa.

D. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 22:

Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại hàng hoá, điều kiện mua bán là chức năng nào dưới đây của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.

B. Thông tin.

C. Điều tiết sản xuất.

D. Mã hóa.

Câu 23:

Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường?

A. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Câu 24:

Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Phương tiện thanh toán.                         

B. Phương tiện giao dịch.                            

C. Thước đo giá trị.  

D. Phương tiện lưu thông.

Câu 25:

Tháng 06 năm 2017, 1 USD đổi được 22.300 VNĐ, điều này được gọi là 

A. tỉ giá hối đoái.       

B. tỉ giá trao đổi.       

C. tỉ giá giao dịch.     

D. tỉ lệ trao đổi.

Câu 26:

Tour tham quan Huế - Quảng Trị là loại hàng hoá

A. ở dạng vật thể.      

B. hữu hình.              

C. không xác định.    

D. dịch vụ.

Câu 27:

Nhà đất được rao bán trên các sàn giao dịch bất động sản là loại hàng hoá

A. dịch vụ.                 

B. phi vật thể.           

C. hữu hình.              

D. bất động sản.

Câu 28:

Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 29:

Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra vàng để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 30:

Vợ chồng chị S đã trả cho công ty D 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Q. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 31:

Chị H nuôi bò để bán lấy tiền, rồi dùng tiền đó để mua xe máy. Vậy tiền mà chị H bán bò sau đó mua xe máy thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán

Câu 32:

Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mĩ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?

A. Giá trị.                  

B. Giá cả.                  

C. Giá trị sử dụng.     

D. Lượng giá trị.

Câu 33:

Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào sau đây?

A. Tiền tệ thế giới.                                       

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Thước đo giá trị.

Câu 34:

Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây?

A. Thước đo giá trị. 

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 35:

Gia đình anh A, sau mùa quýt để dành được 150 triệu đồng, anh A dùng số tiền đó mua vàng và bỏ vào két sắt để khi cần thì dùng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ. 

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 36:

A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

A. Thước đo giá trị.                                     

B. Phương tiện lưu thông.                            

C. Phương tiện cất trữ.

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 37:

Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ

A. thu hẹp sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

B. mở rộng sản xuất.

C. mở rộng tối đa sản xuất.

D. bỏ sản xuất.

Câu 38:

Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ

A. thu hẹp sản xuất.                                    

B. mở rộng sản xuất.                                   

C. bỏ sản xuất.         

D. giữ nguyên quy mô sản xuất.

Câu 39:

Qua quan sát, A biết thị trường đang thiếu nhều mít không hạt để bán. Điều này thể chức năng nào của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.

B. Thông tin.

C. Điều tiết sản xuất.

D. Định lượng.

Câu 40:

Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ vào chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

A. Chức năng thông tin.

B. Chức năng thực hiện giá trị.

C. Chức năng thừa nhận giá trị.

D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.