KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 15)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở
A. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.
B. nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.
C. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí.
D. nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí.
Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là
A. kinh tế cá thể.
B. kinh tế ngoài Nhà nước.
C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. kinh tế Nhà nước.
Trong khu vực ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng
A. tăng mạnh.
B. tăng.
C. giảm.
D. tăng giảm thất thường.
Ở khu vực III, lĩnh vực nào có những bước tăng trưởng lớn nhất?
A. Dịch vụ điện tử, viễn thông.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng
C. Kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị
D. Đầu tư nước ngoài
Vùng phát triển sản xuất công nghiệp nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.
Các nước phát triển, tỉ trọng các ngành trong GDP thay đổi theo xu hướng nào?
A. Công nghiệp, dịch vụ tăng
B. Nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng
C. Công nghiệp và nông nghiệp đều tăng
D. Dịch vụ tăng, công nghiệp – nông nghiệp giảm
Đặc điểm nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta:
A. gắn liền với sự phân bố dân cư và sự phát triển của nền kinh tế.
B. phân bố rộng khắp trên cả nước.
C. gắn với sự phân bố của công nghiệp.
D. phát triển nhanh chóng.
Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong cơ cấu GDP của nước ta trong những năm gần đây là do
A. thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.
B. xóa bỏ cơ chế bao cấp.
C. mở cửa và gia nhập nhiều tổ chức liên kết khu vực.
D. thành công của công cuộc Đổi mới.
Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc
A. các loại nông sản được sản xuất ra với chất lượng ngày càng được nâng cao.
B. hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.
C. cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp được cải tiến, tăng cường.
D. các mô hình kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh.
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của khu vực dịch vụ (III) ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng ở mức ổn định.
B. Tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định.
C. Tỉ trọng rất thấp.
D. Tỉ trọng rất cao.
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tỉ trọng một số ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Ngành công nghiệp chế biến và khai thác đều tăng tỉ trọng.
B. Ngành công nghiệp chế biến giảm tỉ trọng.
C. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng.
D. Ngành công nghiệp khai thác tăng tỉ trọng.
Nguồn gốc của sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước ta là
A. việc khắc phụ hạn chế của từng vùng.
B. việc phát huy thế mạnh của từng vùng.
C. sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên, dân cư của từng vùng.
D. chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.
Lĩnh vực nào dưới đây không phải là ngành dịch vụ mới ra đời của nước ta?
A. Tư vấn đầu tư.
B. Chuyển giao công nghệ.
C. Du lịch.
D. Viễn thông.
Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. cải tạo đất đai.
C. trồng và bảo vệ vốn rừng.
D. giải quyết vấn đề lương thực.
Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của
A. người tiêu dùng, với khối lượng tiêu dùng lớn.
B. thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
C. chất lượng và số lượng của sản phẩm.
D. sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trong cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng
A. tăng mạnh.
B. giảm mạnh.
C. tăng.
D. giảm.
Trong cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước
A. giữ vai trò quyết định.
B. giữ vai trò chủ đạo.
C. là thành phần kinh tế then chốt.
D. giữ vai trò quan trọng.
Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Sản xuất thâm canh.
B. Sử dụng nhiều máy móc.
C. Gắn liền với dịch vụ.
D. Mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là
A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP, xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây.
B. quản lí các thành phần kinh tế.
C. các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.
D. mặc dù tỉ trọng giảm song vẫn chiếm hơn 30%.
Nguyên nhân nào sau đây đúng khi giải thích về sự tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài?
A. Do chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới.
B. Do thực hiện quá trình công nghiệp hóa.
C. Do kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao.
D. Chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường năng động.
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên
A. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm.
B. ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư.
C. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất.
D. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển biến tích cực của cơ cấu thành phần kinh tế nước ta?
A. Tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng.
B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có vai trò gì trong nền kinh tế.
C. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
D. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.
Nội dung nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?
A. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.
B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.
C. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.
D. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
Nhờ đổi mới, thành tựu nào có tính quyết định nhất đối với nền kinh tế – xã hội nước ta?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
B. Giải quyết việc làm
C. Đời sống nhân dân được tăng cao
D. Lạm phát được đẩy lùi
Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:
A. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu
B. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành
D. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội
Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là
A. Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
B. duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
C. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.
D. xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến
A. ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng thấp.
B. dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp.
C. ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.
D. giá trị ngành chăn nuôi lớn hơn trồng trọt.
Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do
A. nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác.
B. đã chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
C. các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn.
D. trang thiết bị phục vụ hoạt động khai thác thủy sản ngày càng hiện đại.
Ở nước ta, việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế dẫn tới:
A. tìm ra tiềm năng kinh tế của mỗi vùng.
B. phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng.
C. phát triển tối đa tiềm năng kinh tế của vùng.
D. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước