KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 18)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tuyến đường sắt quan trọng nối Hà Nội với trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí là:

A. Đông Anh - Thái Nguyên                           

B. Hà Nội - Lạng Sơn

C. Thái Nguyên - Kép - Bãi Cháy        

D. Hà Nội - Hải Phòng

Câu 2:

Ở nước ta, ngành giao thông nào chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm?

A. Đường biển                      

B. Đường sắt              

C. Đường sông                

D. Đường bộ

Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây không có trong ngành giao thông đường biển?

A. Có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.           

B. Có ưu thế trong vận tải đường.

C. Cơ động, có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

 

D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn và cồng kềnh.      

Câu 4:

Tuyến đường chiếm tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta là

A. đường biển.              

B. đường sông.           

C. đường sắt.               

D. đường bộ.   

Câu 5:

Ba cảng biển lớn nhất hiện nay ở nước ta

A. Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng.                   

B. Nha Trang, Cửa Lò, Sài Gòn.

C. Thị Vải, Đà Nẵng, Cái Lân.                         

D. Hải Phòng, Nha Trang, Dung Quất.

Câu 6:

Hiện nay, sự phân bố các điểm du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào

A. sự phân bố các ngành sản xuất.                   

B. sự phân bố dân cư.

C. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.                              

D. sự phân bố các tài nguyên du lịch.

Câu 7:

Các tuyến đường biển ven bờ của nước ta chủ yếu là tuyến

A. Bắc – Nam.                                                

B. dọc Duyên hải miền Trung.

C. nội địa trong vịnh Bắc Bộ.                           

D. nội địa trong vịnh Thái Lan.

Câu 8:

Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung sau: Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng... vào mục đích giao thông.

A. 11 000 km                

B. 13 000 km              

C. 12 000 km              

D. 14 000 km

Câu 9:

Loại hình giao thông vận tải nào ở nước ta được đánh giá là còn non trẻ nhưng có bước tiến nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo?

A. Đường biển.             

B. Đường sắt.             

C. Đường hàng không. 

D. Đường sông.

Câu 10:

Ý nghĩa quan trọng của tuyến giao thông quốc lộ 1A ở nước ta là:

A. nối liền hai đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở trung du và miền núi.

C. tạo mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các vùng trong nước.

D. tạo thuận lợi cho giao lưu khu vực và quốc tế.

Câu 11:

Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin:

A. quốc tế                     

B. cấp vùng                

C. cấp quốc gia           

D. cấp tỉnh (thành phố)

Câu 12:

Hoạt động chủ yếu của nội thương là:

A. gắn thị trường nước ta với thị trường thế giới                                 

B. nhập khẩu nhiều nguyên liệu

C. mở rộng thị trường xuất khẩu trên thế giới  

D. hoạt động thương mại trong nước

Câu 13:

Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào

A. sự phân bố các ngành sản xuất.                   

B. sự phân bố các tài nguyên du lịch.

C. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.                              

D. sự phân bố dân cư.

Câu 14:

Vị trí địa lí nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế, đó là

A. dọc bờ biển có nhiều các cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu.

B. gần các tuyến hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương.

C. ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.

D. dải đồng bằng ven biển chạy dài từ Bắc vào Nam tạo điều kiện xây dựng các tuyến giao thông Bắc Nam.

Câu 15:

Điều nào sau đây không đúng với đặc điểm của tuyến đường giao thông đường bộ ở nước ta

A. có thế mạnh trong vận tải ở cự li ngắn và trung bình.

B. thích nghi với mọi dạng địa hình và có thể kết hợp được với các loại giao thông khác.

C. chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu vận chuyển và luân chuyển.

D. đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của vận chuyển và phân bố rộng rãi khắp các vùng.

Câu 16:

Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc là:

A. Quốc lộ 6.               

B. Quốc lộ 5               

C. Quốc lộ 1A.           

D. Đường Hồ Chí Minh

Câu 17:

Địa điểm du lịch nào ở Việt Nam được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa thế giới?

A. Phong Nha – Kẻ Bàng.                                

B. Vịnh Hạ Long.      

C. Phố cổ Hội An.

D. Tràng An.

Câu 18:

Hàng hóa giữa Đông Nam Bộ và Campuchia chủ yếu vận chuyển qua quốc lộ

A. 51.                            

B. 22.                         

C. 1A.                         

D. 14.

Câu 19:

Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nước ta là

A. góp phần tạo thế kinh tế liên hoàn theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.

B. đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thu hút đầu tư.

D. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía tây.

Câu 20:

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là

A. xây dựng mạng lưới ý tế và giáo dục.

B. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.

C. mở rộng diện tích trồng rừng.

D. cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm.

Câu 21:

Loại hình du lịch nào sau đây, có tiềm năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?

A. Sinh thái                   

B. Tham quan.            

C. An dưỡng.              

D. Mạo hiểm.

Câu 22:

Đặc điểm nào của vị trí địa lí nước ta là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế?

A. Có dải đồng bằng ven biển chạy dài từ Bắc vào Nam tạo điều kiện xây dựng các tuyến giao thông Bắc Nam.

 

B. Gần các tuyến hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương

C. Dọc bờ biển có nhiều các cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu.

D. Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.

Câu 23:

Trong lĩnh vực thương mại khi cung lớn hơn cầu thì

A. có lợi cho người bán                                    

B. sản xuất có nguy cơ đình đốn

C. nhập khẩu nhiều nguyên liệu                       

D. giá cả có xu hướng tăng

Câu 24:

Đâu không phải lí do khiến cho Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta?

A. Tập trung đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành.

B. Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước.

C. Có mặt hầu như tất cả các loại hình giao thông vận tải.

D. Dân cư tập trung đông và có trình độ kĩ thuật cao.

Câu 25:

Tuyến vận tải chuyên môn hóa làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc

A. tuyến Hà Nội - Hải Phòng.                          

B. tuyến Hà Nội - Lào Cai.

C. tuyến Hà Nội - Lạng Sơn.                            

D. tuyến quốc lộ 1A.

Câu 26:

Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay ngành du lịch nước ta phát triển nhanh là do

A. Đời sống người dân được nâng cao.            

B. Nhờ chính sách Đổi mới của nhà nước.

C. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều vào du lịch.                           

D. Tài nguyên du lịch phong phú đa dạng.

Câu 27:

Ngành du lịch nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do

A. phát triển các điểm du lịch, khu du lịch thu hút khách.

B. quy hoạch các vùng du lịch.                       

C. chính sách Đổi mới của Nhà nước.

D. nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch.

Câu 28:

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:

A. đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành

B. địa hình nhiều đồi núi, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, ít sông lớn

D. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém

Câu 29:

Hàng xuất nhập khẩu nước ta chủ yếu là nguyên nhiên liệu, tư liệu sản xuất; hàng xuất khẩu là công nghiệp nặng, khoáng sản. Điều này cho biết Việt Nam là một nước:

A. Đang phát triển.                                           

B. Nông – Công nghiệp.

C. Nước công nghiệp mới “NIC”.                    

D. Công – Nông nghiệp.

Câu 30:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường sắt Việt Nam luôn lạc hậu so với thế giới?

A. Do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đường sắt ngày càng yếu kém.

B. Do công nghệ quá lạc hậu, lại ít được đầu tư quan tâm.

C. Do sự xuất hiện các phương tiện khác hiện đại hơn.

D. Do nhu cầu đi lại suy giảm.