KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 19)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ở nước ta, vùng nào có mật độ dân số cao nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên
Nơi có mật độ dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là:
A. trung tâm của đồng bằng.
B. rìa phía Đông của đồng bằng.
C. các tỉnh phía Nam đồng bằng.
D. rìa phía Bắc và Đông Bắc của đồng bằng.
Ở nước ta, vùng nào dưới đây có mật độ dân số thấp nhất?
A. Nam Trung Bộ
B. Tây Bắc
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
Ở nước ta, việc sử dụng lao động nhiều nhất hiện nay thuộc ngành
A. nông – lâm – ngư nghiệp.
B. dịch vụ.
C. công nghiệp.
D. xây dựng.
Ở nước ta, vùng nào đứng đầu cả nước về chất lượng nguồn lao động?
A. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở nước ta, vùng nào có quy mô đô thị lớn nhất cả nước?
A. Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Biểu hiện không phản ánh sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng nước ta hiện nay:
A. miền Bắc với miền Nam.
B. đồng bằng với miền núi và cao nguyên.
C. thành thị và nông thôn.
D. trong vùng kinh tế.
Năm 2006, Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số đứng thứ mấy cả nước?
A. Thứ ba.
B. Thứ hai.
C. Thứ nhất.
D. Thứ tư.
Tác động tích cực quan trọng nhất mà quá trình độ thị hóa mang đến cho nước ta là
A. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. nâng cao đời sống của người dân.
C. tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
D. sức mua lớn, ngày càng tăng.
Nội dung nào dưới đây là hệ quả của sự phân bố dân cư nước ta?
A. việc sử dụng lao động
B. tốc độ đô thị hóa
C. mức gia tăng dân số
D. quy mô dân số của đất nước
Sức ép lớn nhất đối với nông dân của đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là:
A. bình quân đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhanh chóng.
B. sâu bệnh phá hoại mùa màng.
C. sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.
D. thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường.
Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du miền núi những năm gần đây dẫn tới:
A. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.
B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.
C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.
D. tăng sự mất cân đối tỉ số giữa tính giữa các vùng ở nước ta.
Đặc điểm nào không phải là ưu thế nổi bật của nguồn lao động nước ta trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá?
A. Có nhiều kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều thế hệ.
B. Mang sẵn phong cách sản xuất nông nghiệp.
C. Cần cù, khéo léo, hiếu học, tiếp thu nhanh.
D. Trình độ chuyên môn người lao động ngày càng được nâng cao.
Trong thời kì Pháp thuộc, chức năng chính của đô thị nước ta là gì?
A. Hành chính và dịch vụ
B. Thương mại và quân sự
C. Hành chính và quân sự
D. Thương mại và dịch vụ
Năm 2015 dân số nước ta là 91.713,3 nghìn người, diện tích của nước ta là . Mật độ dân số nước ta là:
A.
B.
C.
D.
Việc tập trung nhiều lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải là điều kiện thuận lợi để:
A. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động.
C. Phát triển các ngành dịch vụ.
D. Phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp đòi hỏi trình độ cao.
Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của các dân tộc ở nước ta có sự chênh lệch, do vậy cần phải:
A. đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải.
B. đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hơn nữa.
C. nâng cao trình độ dân trí của người dân.
D. đại đoàn kết các dân tộc.
Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng
A. 1,5 triệu người.
B. 1,0 triệu người.
C. 0,5 triệu người.
D. 1,8 triệu người.
Vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nước ta hiện nay là
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng Bằng Sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,9 lần Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Trình độ phát triển kinh tế.
C. Tính chất của nền kinh tế.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Việ làm đang là một vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn là vì:
A. ở nông thôn chủ yếu vẫn là lao động thuần nông nên khả năng tạo việc làm hạn chế.
B. số người thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị chiếm tỉ lệ cao.
C. sự phát triển kinh tế đô thị chưa tạo ra đủ việc làm cho số lao động tăng hàng năm.
D. lực lượng lao động tập trung quá cao ở đồng bằng gây căng thẳng cho giải quyết việc làm.
Ở nước ta hiện nay, trong quá trình đô thị hóa, cần phải có kế hoạch khắc phục đối với vấn đề nào dưới đây?
A. Chất lượng lao động.
B. Ô nhiễm môi trường và an ninh xã hội.
C. Cơ sở hạ tầng còn thấp.
D. Vốn đầu tư còn ít.
Đâu là một nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế:
A. Phân bố tản mạn về không gian địa lí.
B. Có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
C. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
D. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.
Biểu hiện nào dưới đây cho thấy quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?
A. Không có đô thị nào có trên 10 triệu dân (đến năm 2006)
B. Cả nước chỉ có 3 đô thị đặc biệt
C. Tỉ lệ dân thành thị mới đạt mức trung bình của thế giới
D. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị đạt 26,9 % dân số
Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa là do
A. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện còn chênh lệch lớn, mức sống của đại bộ phận dân tộc thiểu số còn thấp.
B. các dân tộc thiểu số đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.
C. một số dân tộc thiểu số có kinh nghiệm sản xuất quý báu.
D. trước đây chúng ta chưa chú trọng đến vấn đề này.
Đặc điểm nào sau đây đúng với sức ép của dân số ở nước ta hiện nay?
A. Gây sức ép lên tài nguyên, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
B. Gây sức ép lên sự phát triển KT –XH, tài nguyên môi trường.
C. Gây sức ép lên vấn đề việc làm, y tế, giáo dục.
D. Gây sức ép lên sự phát triển kinh tế.
Đô thị hóa tác động lớn nhất đến nền kinh tế nước ta là
A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. tăng thu nhập cho người lao động.
C. tạo việc làm cho người lao động.
D. tạo thị trường có sức mua lớn.
Hiện nay vùng nào ở nước ta chịu sức ép lớn nhất của vấn đề dân số và việc làm?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay là
A. đa dạng hóa sản xuất ở nông thôn: nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
B. xây dưng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
C. phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
D. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
Biện pháp quan trọng nhất để giải quyết tình trạng phân bố dân cư không đểu ở nước ta hiện nay là
A. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
B. đa dạng hóa sản xuất ở nông thôn: nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
C. phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
D. xây dưng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.