KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào dưới đây về Biển Đông là đúng?

A. Là vùng biển rộng nhất trong các biển của Thái Bình Dương.

B. Nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu ôn đới.

C. Là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Là vùng biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

Câu 2:

Nước ta tiếp giáp Biển Đông nên

A. Chế độ dòng chảy sông ngòi thất thường.                                  

B. Địa hình bị xâm thực mạnh mẽ.

C. Khí hậu có lượng mưa và độ ẩm lớn.       

D. Khoáng sản kim loại đen có trữ lượng lớn.

Câu 3:

Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp?

A. Vùng núi Tây Bắc nằm cách xa biển.      

B. Địa hình của vùng chủ yếu núi thấp và trung bình.

C. Vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc gió Tín phong bắc bán cầu..

D. Do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn và các dãy núi giáp Lào

Câu 4:

Ven biển nước ta có nhiều cồn cát, đầm phá thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp luyện kim, cảng biển,du lịch.

B. Du lịch, cảng biển, thủy sản.

C. Thủy sản, du lịch, khai thác khoáng sản.

D. Cảng biển, du lịch, khai thác khoáng sản.

Câu 5:

Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Để thể hiện cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Xin-ga-po giai đoạn 2010 – 2015, biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?

A. Miền.                      

B. Tròn.                    

C. Đường.                 

D. Cột. 

Câu 6:

Ranh giới phân chia phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam về mặt tự nhiên là dãy

A. Bạch Mã.                

B. Hoành Sơn.          

C. Hoàng Liên Sơn. 

D. Tam Đảo.

Câu 7:

Mặc dù nằm giáp biển nhưng Phan Rang (Ninh Thuận) là một trong những điểm có lượng mưa thấp nhất cả nước. Nguyên nhân tạo nên đặc điểm trên là gì?

A. Địa hình của Phan Rang có dạng lòng chảo, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi nên địa hình ở đây khuất gió hoặc song song với hướng gió.

B. Vùng biển ở đây có dòng biển lạnh hoạt động.

C. Ở đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tín phong Bắc bán cầu lạnh khô.

D. Ở đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam nóng khô.

Câu 8:

Nhận định nào dưới đây không đúng về Hoa Kỳ?

A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Dân số đông thứ 3 thế giới, người châu Phi chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cơ cấu dân số.

C. Giàu tài nguyên khoáng sản, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. .

D. Thành phần dân cư đa dạng và phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều.

Câu 9:

Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Cam Ranh thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ngãi.           

B. Khánh Hòa.          

C. Ninh Thuận.         

D. Phú Yên.

Câu 10:

Thách thức lớn nhất khi Việt Nam đổi mới và hội nhập đe dọa sự phát triển bền vững đất nước và chất lượng cuộc sống người dân là

A. Chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu.

B. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và lạc hậu.

C. Nhiều dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, không kiểm soát chất thải gây ra ô nhiễm môi trường.

D. Cải cách hành chính diễn ra chậm gây trở ngại cho các hoạt động đầu tư.

Câu 11:

Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết điểm tương đồng về khí hậu giữa Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang là gì?

A. Mưa tập trung chủ yếu vào thời gian thu-đông.                         

B. Đều có 3 tháng mùa đông

C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn             

D. Phân bố mưa đều giữa các tháng

Câu 12:

Phát biểu nào dưới đây không đúng về đặc điểm địa hình nước ta?

A. Địa hình nước ta thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

B. Địa hình núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

C. Hướng núi vòng cung thể hiện rõ nhất ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

D. Xâm thực-bồi tụ là hai quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta.

Câu 13:

Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện chính xác nhất nội dung nào?

A. Quy mô GDP phân theo thành phần phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007.

B. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007.

C. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007.

 

D. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007. 

Câu 14:

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên

A. Nước ta có nguồn khoáng sản và sinh vật phong phú, đa dạng.

B. Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới.

C. Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo Bắc-Nam, Đông-Tây.

D. Khí hậu nước ta ẩm, mưa nhiều

Câu 15:

Nhận định nào sau đây đúng về Đông Nam Á?

A. Các nước Đông Nam Á đều là thành viên của ASEAN.

B. Trong cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á, dịch vụ thường chiếm trên 70%.

C. Các nước Đông Nam Á đều nằm trong kiểu khí hậu xích đạo.

D. Có nguồn khoáng sản dồi dào, có nhiều điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 16:

Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội và Đà Nẵng (Đơn vị: C°)

Cho biết nhận xét nào dưới đây là không chính xác?

A. Nhiệt độ tháng thấp nhất của hai địa điểm là tháng 1.

B. Hà Nội có 3 tháng mùa đông còn Đà Nẵng thì không.

C. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn Đà Nẵng.

D. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội cao hơn Đà Nẵng.

Câu 17:

Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc- đông nam với dải đồng bằng thu hẹp, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần. Đây là đặc điểm nổi bật của miền tự nhiên nào?

A. Tây Nguyên.                                            

B. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.               

D. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 18:

Ở Hoa Kỳ, lúa gạo được trồng nhiều ở ven vịnh Mêhicô. Nguyên nhân chủ yếu là gì?

A. Có đồng bằng hạ lưu sông Mixixipi màu mỡ, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt.

B. Nằm ven biển thuận lợi cho các hoạt động giao thông vận tải.

C. Có các đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn đới.              

D. Đây là vùng dân cư tập trung đông nhất, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo.

Câu 19:

Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ở nước ta là gì?

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Hàng năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh

C. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20°C.

D. Góc nhập xạ của Mặt Trời lớn.

Câu 20:

Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 14, cho biết ngọn núi nào cao nhất phía nam nước ta?

A. Lang Bian        

B. Ngọc Linh.       

C. Chư Yang Sin 

D. Bi Doup 

Câu 21:

Đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ và hẹp ngang vì

A. Thềm lục địa ở đây nông và diện tích rộng.

B. Được hình thành ở chân núi, địa hình có nhiều mạch núi đầm ngang ra biển kết hợp với thềm lục địa ở đây sâu và hẹp.

C. Có ít sông bồi đắp phù sa.

D. Không có hệ thống đảo che chắn ngoài khơi.

Câu 22:

Đặc điểm nào dưới đây của vùng núi Tây Bắc nước ta?

A. Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc- đông nam.

B. Gồm các khối núi và cao nguyên ba dan, địa hình có sự bất đối xứng giữa hai sườn.

C. Núi thấp chiếm phần lớn diện tích, gồm 4 cánh cung lớn.

D. Địa hình cao nhất cả nước với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc- đông nam.

Câu 23:

Sự kiện nào được coi là khởi đầu cho công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta?

A. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

B. Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

C. Việt Nam là thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

D. Việt Nam ký Hiệp ước Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPCPP)

Câu 24:

Phát biểu nào dưới đây không đúng về dân cư thế giới?

A. Tốc độ đô thị hóa giữa các quốc gia khác nhau.

B. Châu Á chiếm tỉ lệ dân cao nhất, châu Phi chiếm tỉ lệ dân ít nhất trong cơ cấu dân số thế giới.

C. Dân cư thế giới có sự biến động theo thời gian.

D. Hầu hết các nước phát triển có kết cấu dân số già.

Câu 25:

Mùa lũ ở các sông ngòi vùng ôn đới thường xảy ra vào thời gian nào trong năm?

A. Mùa xuân.              

B. Mùa hạ.                

C. Mùa thu.              

D. Mùa đông.

Câu 26:

Vào ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở địa điểm nào trên Trái Đất?

A. Xích đạo.                

B. Chí tuyến bắc.      

C. Hai cực.                

D. Chí tuyến nam.

Câu 27:

Ở miền bắc nước ta, vào mùa đông có những ngày trời quang mây, nắng nóng. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng trên là do

A. Gió mùa Đông Bắc lấn át hoạt động của gió Tín phong Bắc bán cầu.

B. Ảnh hưởng của các khối không khí lạnh có nguồn gốc địa cực thổi trên lục địa.

C. Mặt Trời chiếu vuông góc nên số giờ chiếu sáng nhiều.

D. Gió Tín phong Bắc bán cầu phát triển mạnh lấn át hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Câu 28:

Phát biểu nào dưới đây không đúng về các ngành kinh tế?

A. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là các loại phương tiện vận tải như ô tô, xe máy....

B. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn, mang tính tập trung cao độ.

C. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

D. Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

Câu 29:

Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết chênh lệch lưu lượng nước trung bình giữa tháng cao nhất và thấp nhất của sông Cửu Long tại trạm Mỹ Thuận và trạm Cần Thơ là bao nhiêu?

A.  27430m3/s   

B. 27000m3/s

C. 27450m3/s   

D. 27480m3/s

Câu 30:

Đất Feralit vùng đồi núi nước ta có đặc tính chua. Nguyên nhân chủ yếu là do

A. Quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

B. Mưa nhiều rửa trôi các chất ba dơ dễ tan.

C. Có sự tích tụ của ô xít nhôm.

D. Có sự tích tụ của ô xit sắt.

Câu 31:

Các vấn đề nào dưới đây có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến sự phát triển nông nghiệp nhiệt đới?

A. Suy giảm đa dạng sinh học.                    

B. Suy giảm tầng ô dôn.

C. Biến đổi khí hậu toàn cầu.                      

D. Ô nhiễm nguồn nước sông ngòi, biển, đại dương.

Câu 32:

Đặc điểm nào dưới đây thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta?

A. Sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng tây bắc-đông nam và vòng cung.

B. Sông ngòi nước ta có giá trị lớn về thủy điện và thủy sản.

C. Hệ thống sông ngòi nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Chế độ nước theo mùa

Câu 33:

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985- 2004

(Đơn vị: %)

Nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Cơ cấu giá trị nhập khẩu giảm liên tục.

B. Cán cân xuất nhập khẩu đang dần cân bằng hơn

C. Cán cân xuất nhập khẩu các năm đều xuất siêu.

D. Cơ cấu giá trị xuất khẩu tăng liên tục.

Câu 34:

Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng là đặc điểm nổi bật của đai

A. Cận nhiệt gió mùa trên núi.                      

B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Ôn đới gió mùa trên núi.                          

D. Xích đạo gió mùa.

Câu 35:

Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh nào?

A. Sơn La.                   

B. Nghệ An.              

C. Hà Tĩnh.               

D. Quảng Bình.

Câu 36:

Hòn đảo có diện tích nhỏ nhất Nhật Bản là

A. Hôn su.                   

B. Kiu xiu.                

C. Hô cai độ.             

D. Xi cô cư.

Câu 37:

Cảnh quan tiêu biểu nước ta là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên đặc điểm trên là gì?

A. Địa hình núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sống nhiều nước, giàu phù sa.

D. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 38:

Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Đà Nẵng vừa có đường bờ biển, vừa có đường biên giới với Lào.

B. Sông Đà chảy qua thành phố Lào Cai.

C. Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta.

D. Pleiku là thành phố thuộc tỉnh Đăk Lăk.

Câu 39:

Miền Tây Trung Quốc là nơi

A. Có nhiều kim loại màu.                           

B. Có kiểu khí hậu ôn đới hải dương.

C. Có nhiều dãy núi và cao nguyên đồ sộ, là nơi bắt nguồn của các sông lớn.

D. Có các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung Hoa Nam màu mỡ.

Câu 40:

Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào của nước ta không giáp với Trung Quốc?

A. Lào Cai.                  

B. Bắc Kạn.              

C. Lai Châu.             

D. Cao Bằng