KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 20)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tài nguyên khoáng sản nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ có số dân ít nhất cả nước.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ là thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số thấp hơn do lịch sử khai thác muộn hơn các vùng khác.
D. Nạn du canh, du cư còn khá phổ biến ở một số tộc người trong vùng.
Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Tây Bắc là:
A. đồng - niken.
B. chì - kẽm.
C. apatit.
D. thiếc.
Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. cây cao su
B. cây chè.
C. cây cà phê
D. cây hồ tiêu
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh)?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
Tính đến năm 2006, tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Đồng bằng sông Hồng?
A. Hải Dương
B. Hưng Yên
C. Bắc Ninh
D. Hà Nam
Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ gồm mấy tỉnh?
A. 8 tỉnh
B. 5 tỉnh
C. 7 tỉnh
D. 6 tỉnh
Mỏ sắt lớn nhất của nước ta nằm ở tỉnh nào?
A. Thanh Hóa
B. Hà Tĩnh
C. Nghệ An
D. Thái Nguyên
Cảng nước sâu nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?
A. Chân Mây.
B. Dung Quất.
C. Nghi Sơn.
D. Vũng Áng.
Vùng đồng bằng màu mỡ nhất khu vực Nam Trung Bộ là
A. Phan Thiết
B. Bình Thuận
C. Tuy Hòa
D. Quảng Ngãi
Vịnh Vân Phong ở nước ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch thuộc tỉnh nào?
A. Phú Yên
B. Quảng Nam
C. Khánh Hòa
D. Bình Thuận
Khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên?
A. Bạc
B. Bô xít.
C. Than đá
D. Sắt
Loại đất chính ở Đông Nam Bộ là
A. đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
B. đất badan.
C. đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
D. đất badan và đất phù sa.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tam giác tăng trưởng kinh tế là
A. TP. Hồ Chí Minh- Biên Hòa- Bà Rịa - Vũng Tàu.
B. TP. Hồ Chí Minh- Biên Hòa- Thủ Dầu Một.
C. TP. Hồ Chí Minh- Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai
D. TP. Hồ Chí Minh- Bà Rịa- Vùng Tàu - Thủ Dầu Một.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh trồng nhiều hồ tiêu nhất
A. An Giang.
B. Kiên Giang.
C. Tiền Giang.
D. Hậu Giang.
Vùng có nhiều khả năng phát triển chăn nuôi bò lấy thịt và lấy sữa là:
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi phía Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của vùng
A. Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cây cà phê.
B. cây cao su.
C. cây chè.
D. cây hồ tiêu.
Xét về tiềm năng thuỷ điện so với các vùng khác trong nước, Trung du miền núi phía Bắc đứng ở vị trí thứ mấy so với cả nước?
A. Thứ ba.
B. Thứ hai.
C. Thứ nhất.
D. Thứ tư.
Nguồn than khai thác ở Trung du miền núi phía Bắc được dùng chủ yếu vào mục đích
A. nhiệt điện và xuất khẩu.
B. nhiệt điện và công nghiệp hoá chất.
C. xuất khẩu và công nghiệp hoá chất.
D. nhiệt điện và luyện kim.
Tỉnh nào sau đây không thuộc khu vực Tây Bắc?
A. Điện Biên.
B. Lai Châu.
C. Thái Nguyên.
D. Sơn La.
Mỏ thiếc và bôxit lớn nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở tỉnh
A. Bắc Cạn.
B. Lạng Sơn.
C. Cao Bằng.
D. Yên Bái.
Tài nguyên khoáng sản nước ta tập trung nhiều nhất ở:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. là vùng thưa dân có thành phần dân tộc đa dạng, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
B. là vùng dân cư thưa nhất cả nước do lịch sử khai thác muộn.
C. là vùng có số dân ít, có nhiều dân tộc ít người.
D. là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản thể hiện ở
A. là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong khai thác và chế biến khoáng sản.
B. khoáng sản được khai thác của vùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu cả nước.
C. là nơi có các nhà máy luyện kim lớn nhất cả nước.
D. có nhiều mỏ khoáng sản lớn, có giá trị kinh tế cao và đang được khai thác.
Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Khí hậu nóng ấm.
B. Đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.
C. Có lịch sử hình thành từ lâu đời, với truyền thống trồng lúa nước.
D. Mức độ tập trung công nghiệp cao.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có xu hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
B. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II.
C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giữ nguyên tỉ trọng khu vực III.
D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
Đất nông nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích Đồng bằng sông Hồng (năm 2006)?
A. 50%.
B. 52%.
C. 51.5%.
D. 51.2%.
Đất đai phù sa màu mỡ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng (năm 2006)?
A. 60%.
B. 50%.
C. 70%.
D. 75%.
Ở nước ta than nâu phân bố chủ yếu ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.