KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 22)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, dựa vào

A. công nghiệp chế biến phát triển mạnh.     

B. lực lượng lao động dồi dào.

C. khí hậu có mùa đông lạnh.                       

D. đất feralit có diện tích lớn.

Câu 2:

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. thị trường.               

B. cải tạo đất.            

C. thủy lợi.                

D. giống.

Câu 3:

Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?

A. Hơn 4000.              

B. Hơn 1000.            

C. Hơn 3000.            

D. Hơn 2000.

Câu 4:

Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa có mức độ tập trung rất cao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đậu tương, chè búp 

B. lợn, gia cầm          

C. chè búp, lúa gạo   

D. bò thịt, thủy sản

Câu 5:

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng được xây dựng tại tỉnh

A. Đồng Nai.               

B. Bình Phước.          

C. Tây Ninh.             

D. Bình Dương.

Câu 6:

Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thanh Hóa.            

B. Bắc Ninh.             

C. Quảng Ninh.         

D. Vĩnh Phúc.

Câu 7:

Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào dưới đây?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                       

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                                            

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8:

Tính đến năm 2018, Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu tỉnh?

A. 17 tỉnh.                   

B. 16 tỉnh.                 

C. 14 tỉnh.                 

D. 15 tỉnh.

Câu 9:

Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Giáp với Thượng Lào.

C. Có nhiều tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

D. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).

Câu 10:

Vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển là

A. Đông Nam Bộ.                                         

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên.                                            

D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 11:

Cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là

A. chè.                         

B. điều.                     

C. cà phê.                  

D. dâu tằm.

Câu 12:

Để hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm và sử dụng hợp lí tài nguyên, thì Tây Nguyên cần thực hiện giải pháp gì dưới đây?

A. Mở rộng diện tích cây công nghiệp.         

B. Đẩy mạnh khâu chế biến.

C. Đa dạng hóa cây công nghiệp.                

D. Bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.

Câu 13:

Hoạt động kinh tế nào dưới đây, không phải thế mạnh của Tây Nguyên?

A. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.        

B. Phát triển dịch vụ hàng hải.

C. Khai thác và chế biến lâm sản.                 

D. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi.

Câu 14:

Nguyên nhân nào dưới đây hình thành gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ?

A. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Bạch Mã.

B. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn Bắc.

C. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn.

D. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoành Sơn.

Câu 15:

Tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh trọng điểm phía Nam là

A. than đá và sắt.        

B. nước khoáng và vàng.                            

C. dầu mỏ và khí đốt. 

D. đá vôi và than bùn.

Câu 16:

Một số tỉnh Bắc Trung Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là do

A. cải tạo đất cát thành đất chuyên canh cây công nghiệp.

B. có diện tích lớn đất feralit cho phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.

C. có diện tích đất ba dan màu mỡ

D. có phương hướng phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 17:

Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh đánh bắt thủy sản là do

A. ít thiên tai.                                                

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. có hệ thống sông ngòi dày đặc.                

D. đường bờ biển dài nhiều bãi tôm, bãi cá.

Câu 18:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. mùa khô kéo dài     

B. đất bạc màu          

C. sông ngắn và dốc 

D. nhiều sương muối

Câu 19:

Đặc điểm nào của dân cư và lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của Đồng bằng sông Hồng?

A. Chất lượng nguồn lao động hạn chế.

B. Lực lượng tri thức chiếm tỉ lệ lớn.

C. Nguồn lao động dồi dào, lao động có tay nghề kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao.

D. Lao động được đào tạo đồng bộ.

Câu 20:

Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng phong phú thể hiện rõ nét nhất qua

A. khí hậu nhiệt đới ẩm.

B. hệ thống sông ngòi dày đặc với 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình.

C. có một số nguồn nước khoáng, nước nóng.

D. nguồn nước dưới đất dồi dào, chất lượng tốt.

Câu 21:

Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu:

A. nhiệt đới có mùa đông ấm.                       

B. cận chí tuyến.

C. nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.  

D. cận nhiệt đới.

Câu 22:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ăn quả ở Đông Nam Bộ:

A. sản xuất chủ yếu theo hình thức kinh tế hộ gia đình.

B. sản phẩm chủ yếu cung cấp trong nước và xuất khẩu.

C. mang đậm nền sản xuất hàng hoá.

D. có cả cây nhiệt đới lẫn cận nhiệt đới.

Câu 23:

Để phát triển tốt ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng, vấn đề quan trọng nhất là:

A. giải quyết tốt cơ sở thức ăn và mở rộng quy mô.

B. đầu tư vốn, áp dụng khoa học kĩ thuật cho ngành chăn nuôi.

C. áp dụng quy trình chăn nuôi mới.

D. lai tạo nhiều giống mới.

Câu 24:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. khí hậu chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.                        

B. cận xích đạo nóng quanh năm.

C. xích đạo nóng quanh năm.                       

D. nóng quanh năm, hầu như không có bão.

Câu 25:

Nguyên nhân nào sau đây không đúng khi giải thích về vai trò của vụ đông đối với vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Tránh được các thiên tai: bão, lũ lụt....

B. Phát huy thế mạnh tự nhiên của vùng.

C. Tạo ra sự đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

D. Việc trồng các nông sản nhiệt đới đạt hiệu quả kinh tế cao.

Câu 26:

Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là

A. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.      

B. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn.

C. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi.                              

D. phát triển thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 27:

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ?

A. Có cửa ngõ thông ra biển.                        

B. Có tiềm năng lớn về đất phù sa.

C. Giáp các vùng giàu nguyên liệu.               

D. Có địa hình tương đối bằng phẳng.

Câu 28:

Mùa đông lạnh ở Đồng bằng sông Hồng là điều kiện để

A. trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.                        

B. trồng các cây có khả năng chịu rét.

C. đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi.  

D. trồng các cây có nguồn gốc nhiệt đới.

Câu 29:

Biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng cải tạo đất ở Đồng bằng sông Cửu Long:

A. tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích canh tác.

B. tạo ra các giống lúa nước có thể chịu được phèn, mặn trong điều kiện nước tưới bình thường.

C. làm tốt khâu thủy lợi nhằm đảm bảo có đủ nước ngọt để thau chua rửa mặn.

D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 30:

Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. Người dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống thâm canh cây lúa.

B. Hàm lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn hơn so với đồng bằng sông Cửu Long.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

D. Dân số đông phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng.

Câu 31:

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

B. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.                               

C. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

D. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

Câu 32:

Hai vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ có điểm giống nhau nào dưới đây?

A. Có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

B. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.

C. Có mùa đông lạnh.

D. Có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.

Câu 33:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay gặp nhiều khó khăn?

A. Lượng mưa ngày càng ít.                          

B. Bão hoạt động mạnh.

C. Diện tích mặt nước giảm.                         

D. Xâm nhập mặn sâu.

Câu 34:

Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với

A. sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

B. vùng đông dân, sức tiêu thụ lớn.

C. vùng đất phù sa ngoài đê được bồi tụ hàng năm.                       

D. công nghiệp chế biến sau thu hoạch.

Câu 35:

So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Địa hình núi cao là chủ yếu.

B. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.

C. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió.

D. Không giáp biển.

Câu 36:

So với nhiều nước Đông Nam Á ở cùng vĩ độ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể trồng được các loại rau quả có nguồn gốc cận nhiệt đới, ôn đới, nhờ

A. đặc điểm phân mùa của khí hậu.

B. độ cao của địa hình đồng bằng.

C. kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

D. khí hậu của vùng có tính chất nóng ẩm.