KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 25)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á có tên gọi tắt là:

A. ASEA.                    

B. ASEM                  

C. ASEAN                

D. APEC.

Câu 2:

Thành tựu lớn nhất mà "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" đạt được là:

A. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của Hiệp hội.

B. Các hoạt động văn hóa của khu vực phát triển mạnh.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước thành viên đều tăng rất nhanh.

D. Các hoạt động thể thao của khu vực phát triển mạnh.

Câu 3:

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào?

A. Đường ô tô và đường sắt.                         

B. Đường ô tô và đường biển.

C. Đường biển và đường sắt.                        

D. Đường hàng không và đường biển.

Câu 4:

Tổng diện tích của vùng đồng bằng ven biển miền Trung vào khoảng:

A. 15000 km2.        

B. 25000 km2.

C. 20000 km2.

D. 30000 km2.

Câu 5:

Nguyên nhân gây trở ngại về mặt giao thông của vùng đồi núi là:

A. nhu cầu đi lại ở vùng núi ít.

B. cơ sở hạ tầng thấp.

C. mật độ dân cư thấp.

D. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.

Câu 6:

Ở nước ta càng vào phía Nam khoảng cách giữa hai lần mặt trời lên thiên đỉnh có xu hướng:

A. ngày càng ngắn lại.                                   

B. ngày càng dài ra.

C. thay đổi không đáng kể.                           

D. không có thay đổi.

Câu 7:

Nguyên nhân chính khiến cho diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây là do

A. đẩy mạnh trồng rừng và chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân.

B. chiến tranh kết thúc.

C. sự quan tâm của các cấp chính quyền.

D. hạn chế tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc.

Câu 8:

Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:

A. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành

C. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất

D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu

Câu 9:

So với Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển ngành đánh bắt thuỷ sản, vì

A. có một mùa lũ kéo dài trong năm.

B. có nguồn thuỷ, hải sản phong phú.

C. người dân có nhiều kinh nghiệm trong cách đánh bắt thuỷ sản.

D. công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển.

Câu 10:

Hiện nay, khai thác dầu khí là thế mạnh của vùng kinh tế nào ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                      

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.                                             

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11:

Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào:

A. sự phân bố của các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ

B. vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ

C. hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm

D. quy mô và chức năng của các trung tâm

Câu 12:

Tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta là

A. các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam.

B. tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam.

C. các tuyến đường ngang nối đồng bằng với trung du và miền núi.

D. các tuyến vận tải chuyên môn hóa.

Câu 13:

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:

A. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, ít sông lớn

B. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém

C. địa hình nhiều đồi núi, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành

Câu 14:

Ở nước ta, nhóm tuổi nào có tỉ lệ sinh cao nhất?

A. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi                                                               

B. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi

C. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi                  

D. Từ 30 tuổi đến 35 tuổi

Câu 15:

Giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề phân bố dân cư và nguồn lao động nước ta trong giai đoạn hiện nay là

A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.                 

B. phát triển các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.        

D. kìm hãm tốc độ gia tăng dân số

Câu 16:

So với hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có

A. tốc độ tăng GDP chậm nhất.

B. quy mô về diện tích và dân số lớn nhất.

C. quy mô lớn và nhiều lợi thế phát triển hơn.

D. quy mô về diện tích và dân số nhỏ hơn nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất.

Câu 17:

Sông nào có lượng cát bùn lớn nhất nước ta?

A. Sông Hồng.                                               

B. Sông Đà.

C. Sông Thái Bình.                                       

D. Sông Tiền và sông Hậu.

Câu 18:

Ở Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn bị ngập nước là:

A. sử dụng nước ngọt của sông Hậu.            

B. sử dụng nước ngọt của sông Tiền.

C. bón vôi, ém phèn.               

D. phát triển rừng tràm trên đất phèn.

Câu 19:

Vùng có diện tích gò đồi tương đối lớn là điều kiện thuận lợi để vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển:

A. trồng cây công nghiệp hàng năm.             

B. chăn nuôi: bò, dê,cừu.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm.   

D. trồng cây lương thực.

Câu 20:

Điểm tương đồng về đặc trưng khí hậu của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Thời kì hoạt động của bão tố.                  

B. Tính chất nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

C. Chế độ mưa lũ chia làm hai mùa. 

D. Có nền nhiệt độ cao quanh năm.

Câu 21:

Ngành sản xuất được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. khai thác và chế biến gỗ lâm sản.             

B. kinh tế biển.

C. chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm.             

D. cây công nghiệp hàng năm.

Câu 22:

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là vì

A. Do việc chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

B. Do sức ép dân số với đời sống kinh tế - xã hội và môi trường.

C. Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.

D. Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.

Câu 23:

Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ mùa lũ.

C. Chia ruộng thành các ô nhỏ nhằm thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn.

D. Lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.

Câu 24:

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.                      

B. Thành tựu của thủy lợi hóa.

C. Trữ lượng thủy sản lớn.                            

D. Lao động có trình độ cao.

Câu 25:

Điểm giống nhau cơ bản nhất của giải pháp phát triển kinh tế giữa Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. chăn nuôi gia súc kết hợp phát triển kinh tế biển.

B. trồng và chế biến cây ăn quả, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt.

C. khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

D. kết hợp mô hình nông - lâm ở miền núi, mô hình nông - lâm - ngư nghiệp ở

ven biển.

Câu 26:

Dựa vào trang 30 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Tiền Giang              

B. Đồng Nai              

C. Bình Dương          

D. Cà Mau

Câu 27:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu thành phố trực thuộc trung ương?

A. 8                             

B. 7                           

C. 6                           

D. 5

Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ cây công nghiệp trang 19 cho biết loại cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Bông                       

B. Đậu tương            

C. Điều                     

D. Thuốc lá

Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ đồng là

A. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang.               

B. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang.

C. Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ.            

D. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang.

Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi Hoành Sơn thuộc khu vực đồi núi nào?

A. Tây Bắc.                 

B. Đông Bắc.            

C. Trường Sơn Nam. 

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 31:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết lát cắt địa hình A – B đi theo hướng

A. Đông Nam – Tây Bắc                              

B. Tây Bắc – Đông Nam       

C. Bắc – Nam      

D. Đông – Tây

Câu 32:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007?

A. Nghệ An.                

B. Hà Tĩnh.               

C. Thanh Hóa.          

D. Quảng Bình.

Câu 33:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mỏ sắt?

A. Quảng Bình.           

B. Hà Tĩnh.               

C. Ninh Bình.           

D. Cà Mau.

Câu 34:

Biểu đồ sau thể hiện nội dung nào?

A. Tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta trong thời gian từ 1990 đến 2005.

B. Tỉ trọng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005.

D. Tình hình phát triển cây lương thực của nước ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005

Câu 35:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt trong nền kinh tế nước ta năm 1990 và năm 2000

B. Tình hình phát triển các loại cây trồng của nước ta năm 1990 và năm 2000.

C. Cơ cấu các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2000.

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2000.

Câu 36:

Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành chăn nuôi gia súc năm 2007?

A. 21 021,12 tỉ đồng.  

B. 45 285,47 tỉ đồng.                                  

C. 57 812,14 tỉ đồng.       

D. 18 536,68 tỉ đồng.

Câu 37:

Cho bảng số liệu

Dân số và sản lượng lúa của Việt Nam trong thời kì 1981 – 2004

Sản lượng bình quân theo đầu người năm 2004 tương ứng là:

A. 346,4 kg/người.       

B. 432,3 kg/người.    

C. 436,6 kg/người.    

D. 512,7 kg/người.

Câu 38:

Cho biểu đồ

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1960 - 2011.

A. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều giảm

B. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều tăng

C. Quy mô dân số tăng, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 giảm

D. Quy mô dân số giảm, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 lại tăng

Câu 39:

Cho biểu đồ sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?

A. Từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.         

B. Từ 25 – 49 tuổi và từ 50 trở lên tăng.

C. Từ 15 – 24 tuổi giảm, từ 25 – 49 tuổi tăng.     

D. Từ 15 – 24 tuổi tăng, từ 25 – 49 giảm

Câu 40:

Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành nước ta giai đoạn 2000 – 2013?

A. Các nhóm ngành trong sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng nhưng mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực khai thác lâm sản.

B. Giá trị sản xuất các ngành chênh lệch lớn.

C. Giá trị sản xuất các nhóm ngành không có sự biến động nhiều đặc biệt là ngành dịch vụ lâm nghiệp.

D. Dịch vụ lâm nghiệp và khai thác lâm sản có xu hướng tăng.