Lịch Sử 12 Chương 2 (có đáp án): Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) (Mức độ nhận biết)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm 1948 - 1949 đánh dấu
A. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe.
B. bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C. bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. chủ nghĩa xã hội thăng thể hoàn toàn ở châu Âu.
Quốc gia nào giữ vai trò trụ cột trong tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)?
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Tiệp Khắc.
D. Việt Nam.
Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
A. Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. Ấn Độ.
Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Chế tạo thành công tàu ngầm.
Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. các nước phương Tây bao vây, cấm vận.
B. bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
C. các thế lực phản động chống phá.
D. Mĩ triển khai "chiến lược toàn cầu".
Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)?
A. Liên Xô nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ.
B. Liên Xô có tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
C. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
D. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong những năm 1945 - 1950 là
A. phá thế bao vây, cô lập của Mĩ; mở rộng quan hệ đối ngoại.
B. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. tiến hành cải tổ để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
D. bước đầu xây dựng cơ sở - vật chết của chủ nghĩa xã hội.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là gì?
A. Đường lối lãnh đạo manh tính chủ quan duy ý trí.
B. Sự chống phá của các nước tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu.
C. Phạm phải sai lầm về nhiều mặt trong quá trình thực hiện cải tổ.
D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến
Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa dân chủ.
D. Tổng Thống Liên Bang
Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng
A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C. tăng cường hợp tác khoa học - kĩ thuật với các nước châu Âu.
D. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm
A. phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền nông nghiệp.
C. trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới
D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Phi
B. châu Mĩ.
C. châu Âu.
D. châu Á
Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga
A. kém phát triển và suy thoái.
B. phát triển với tốc độ cao.
C. âm vào trì trệ và khủng hoảng.
D. có sự phục hồi và phát triển.
Trong giai đoạn 1945 – 1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. phá thế bị bao vây, cấm vận.
B. mở rộng quan hệ đối ngoại.
C. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật.
D. khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây.
B. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu.
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
A. buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
A. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.
D. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế.
Nội dung nào dưới đây là sự khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
B. Giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực thù địch.
D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là đúng?
A. Trung lập, tích cực.
B. Hòa hoãn, tích cực.
C. Tích cực, tiến bộ.
D. Hòa bình, trung lập.
Kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có tín hiệu phục hồi nào năm nào?
A. 1994.
B. 1995.
C. 1996
D. 1997.
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành
A. nước đầu tiên trên thế giới đưa con người đặt chân lên mặt trăng.
B. quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số một thế giới.
D. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện của Liên Xô khi bước vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Là trụ cột, đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa.
B. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
C. Thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.
D. Là nước thắng trận, chiếm được nhiều thuộc địa.