Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) (Mức độ vận dụng - vận dụng cao)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Từ năm 1945 đến đầu những năm 70, chính sách đối nội nhất quán của chính quyền Mĩ là
A. phân biệt, đối xử với người nước ngoài đến Mĩ nhập cư.
B. ngăn chặn các tổ chức độc quyền lũng đoạn kinh tế Mĩ.
C. cấm nhân dân biểu tình chống chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam.
D. ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
B. chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới
C. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược
D. triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới
Tổng thống thứ 45 của nước Mĩ là ai?
A. Ru-dơ-ven
B. Clin-tơn.
C. Ô-ba-ma.
D. Donald Trump.
Chiến lược “ ngăn chặn” do ai đề ra ?
A. Tổng thống Rudơven.
B. Tổng thống Truman.
C. Tổng thống Bill Clintơn
D. Tổng thống Níchxơn
Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu
B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao
D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
Cho các sự kiện sau:
1. Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than thép Châu Âu”
2. Thành lập “Cộng đồng châu Âu” (EC)
3. Thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”
Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian
A. 2,3,1
B. 1,2,3
C. 1,3,2
D. 3,2,1
“Kế hoạch Macsan" mà Mĩ thực hiện ở Tây Âu năm 1947 còn được gọi là
A. kế hoạch khôi phục kinh tế
B. kế hoạch chinh phục Châu Âu
C. kế hoạch phục hưng Châu Âu
D. kế hoạch phục hưng liên minh Châu Âu
Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?
A. 10 nước
B. 25 nước
C. 27 nước
D. 29 nước
Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì ?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C. Mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới.
D. Liên minh với Mĩ và Liên Xô.
Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1991 – 2000 so với các giai đoạn trước
A. thận trọng đặt quan hệ với các nước Đông Nam Á
B. coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu
C. coi trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á
D. liên minh chặt chẽ với Mĩ
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản giai đoạn từ 1960 đến 1973 là
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
B. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Con người được coi là vốn quý nhất.
D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước
Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.
C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thưc hiện cải cách đân chủ.
D. Phát huy truyền thống tư lực tư cường của nhân dân Nhật Bản.
Đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là
A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô
B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á
C. Coi trọng quan hệ với Tây Âu
D. Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ
Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đều có lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Đều coi giáo dục là nhân tố chìa khóa cho sự phát triển.
C. Vai trò quản lí và điều tiết hợp lí, có hiệu quả của nhà nước.
D. Đều lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?
A. Đều chịu sự cạnh tranh của các nước XHCN.
B. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
C. Đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
D. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Ý nào sau đây không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu công nghiệp phần mềm
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật
D. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là
A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.
B. không tham gia vào nhóm G7 và G8.
C. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh
D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.
ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu?
A. Tăng cường đoàn kết nội khối.
B. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.
C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.
D. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991?
A. Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
C. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới.
D. Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Dựa vào những thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
D. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
Đặc điếm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" quy định bởi
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
B. Thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959.
C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979.
D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
Điểm giống nhau trong chính sách đổi ngoại của các đời Tông thống Mĩ là gì?
A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
B. "Chiến lược toàn cầu”.
C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
D. "Chiến lược lấp chỗ trống".
"Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?
A. Chính sách xâm lược thuộc địa.
B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
D. Thành lập các khối quân sự.
Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ "như hình với bóng"?
A. Đức
B. Pháp
C. Tây Ban Nha
D. Anh
Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?
A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng
B. Nền kinh tế các nước phát triển chậm chạp, khủng hoảng kinh tế kéo dài.
C. Dựa vào viện trợ của Mĩ, các nước dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh.
D. Nền kinh tế bước vào thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại “liên Mĩ”?
A. Tiếp tục giảm chi phí quốc phòng
B. Đảm bảo lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
C. giúp Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu.
D. Để tiếp tục nhận viện trợ của Mĩ.
Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ là
A. đều liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng Nhật cạnh tranh gay gắt với Mĩ
B. Nhật liên minh với cả Mĩ và Liên Xô còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Nhật tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ còn nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.
Cho các dữ liệu sau:
1. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
2. Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại.
3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.
4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài.
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.
A. 3,1,4,2.
B. 1,3,4,2.
C. 1,2,4,3.
D. 4,1,3,2.