Lịch Sử 12 Chương 5 (có đáp án): Quan hệ quốc tế (1945-2000) (Mức độ thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, các quốc gia Châu Âu đã

A. Thành lập cộng đồng châu Âu (EC).

B. Giúp đỡ Đông Âu phát triển kinh tế.

C. Rút khỏi các khối quân sự do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.

D. Kí hiệp định Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh khu vực.

Câu 2:

Thế nào là cuộc "Chiến tranh lạnh" theo phương thức đầy đủ nhất?

A. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.

B. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.

C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "Luôn luôn trong tình trạng chiến tranh", thực hiện "Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh".

D. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

Câu 3:

Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự.

B. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc.

C. Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới những năm sau đó.

D. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh.

Câu 4:

Sự kiện nào sau đây biểu thị cho xung đột quân sự của Cuộc chiến tranh lạnh?

Sai lầm và chú ý:

A. Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chiến tranh vùng vịnh Péc - xích.

C. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông...

D. Chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 5:

Trật tự hai cực Ianta sụp đổ bởi

A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại

B. Liên Xô và Mĩ “chán ngán” việc chạy đua vũ trang

C. Ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp

D. Mô hình xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô

Câu 6:

Chiến tranh lạnh KHÔNG tạo ra:

A. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.

B. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.

C. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.

D. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu

Câu 7:

Thách thức lớn nhất đối với thế giới hiện nay là

A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đe dọa cuộc sống loài người.

B. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe dọa an ninh các nước.

C. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Chiến tranh xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 8:

Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”.

B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.

C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 9:

Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là

A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.

C. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.

D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 10:

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?

A. Pháp.

B. Đức

C. Anh.

D. Liên Xô

Câu 11:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới do

A. Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

B. Mĩ là nước quyết định góp vào thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Mĩ là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

D. Mĩ trở thành nước giàu, manh nhất thế giới, vượt xa Liên Xô và các nước khác.

Câu 12:

Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông – Tây?

A. Hai miền nước Đức kí Hiệp đinh về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

B. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí kết.

C. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.

D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.

Câu 13:

Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã tác động như thế nào tới cục diện các nước Đông Âu và Tây Âu?

A. Mở màn cho cục diện Chiến tranh lanh những năm sau chiến tranh.

B. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.

C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

D. Tạo nên cục diện đối lập về chính trị.

Câu 14:

Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?

A. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

B. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.

C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.

D. Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang.

Câu 15:

Đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Thế giới chia thành 2 phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

B. Hình thành trật tự thế giới đa cực.

C. Sự vươn lên mạnh mẽ và đứng đầu thế giới của nền kinh tế Mĩ.

D. Thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 16:

Sau Chiến tranh lạnh, sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia được biểu hiện trên phương diện nào dưới đây?

A. Kinh tế.

B. Quân sự.

C. Chính trị

D. Khoa học

Câu 17:

Hệ quả lớn nhất của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. Đã phân chia được thành quả chiến thắng của các nước thắng trận.

C. Là nguồn gốc của sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa (Mĩ đứng đầu) và Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu).

D. Một trật tự thế giới mới được hình thành – trật tự hai cực Ianta.

Câu 18:

Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5/1955) ra đời nhằm mục đích

A. tạo sự đối lập với khối quân sự NATO.

B. tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Bảo vệ các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu và làm đối trọng với NATO

D. tăng cường tình đoàn kết giữa Liên xô với Đông Âu.

Câu 19:

Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

A. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.

B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.

D. Sự hình thành các liên minh kinh tế.

Câu 20:

Sự ra đời của hai tổ chức nào đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?

A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman và sự thành lập khối SEV.

B. Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vacsava.

C. Sự ra đời của NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và Tổ chức hiệp ước Vacsava.