Lịch Sử 12 Chương 5 (có đáp án): Quan hệ quốc tế (1945-2000) (Mức độ vận dụng - vận dụng cao)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chiến tranh lạnh được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai không xuất phát từ việc
A. Các tổ chức kinh tế, quân sự ra đời đối lập và chạy đua với nhau.
B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
C. Mĩ lo ngại trước sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. Mĩ có ưu thế về vũ khí hạt nhân, tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
A. Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu.
B. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.
C. Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm.
D. Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Ý nào sau đây không phải là hệ quả của Chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Gây ra tình trạng căng thẳng đối đầu.
B. Xác lập cục diện hai cực hai phe.
C. Kinh tế của cả Mĩ và Liên Xô suy giảm.
D. Gây ra tình trạng chia cắt cục bộ, chạy đua vũ trang ở nhiều khu vực.
Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh.
B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C. Thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
D. Chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự ra đời của khối NATO.
B. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
C. Sự ra đời của chủ nghĩa “Truman” và “Chiến tranh lạnh” (3/1947).
D. Sự phân chia phạm vi đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô.
Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến tranh thế giới đã qua
A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ
C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự nhưng không xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ
D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại
Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế nào?
A. Phải nắm bắt thời cơ.
B. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
C. Vừa nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.
D. Hạn chế thách thức và vươn lên.
Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước TBCN.
B. diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc lớn nhằm tranh giành thị trường và phạm vi ảnh hưởng.
C. các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, nô dịch các nước bại trận.
D. có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe TBCN và XHCN.
Trong xu thế hòa bình ổn định và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi gì
A. Ứng dụng các thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố đến xu thế phát triển của thế giới ngày nay là
A. Hình thành sự đối lập giữa chủ nghĩa khủng bố và lực lượng chống khủng bố
B. Tình hình an ninh thế giới bất ổn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
C. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhiều quốc gia bị phá vỡ
D. Tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới.
Hậu quả nghiêm trọng nhất cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là
A. Các nước tốn nhiều tiền của do tăng cường chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí.
B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập trên khắp thế giới.
C. Thế giới luôn trong tinh trạng căng thắng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới.
D. Chất lượng cuộc sống của người dân các nước bị ảnh hưởng do suy giảm kinh tế.
Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?
A. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
B. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.
D. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua trong thế kỉ XX đã qua là?
A. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước.
B. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
C. Diễn ra trên mọi lĩnh vực.
D. Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại.
Ý nào sau đây không phải là mâu thuẫn xuất hiện trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lanh?
A. Mâu thuẫn giữa các nước lớn trong thiết lập trật tự thế giới mới.
B. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề tôn giáo.
C. Mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế quan trọng.
D. Mâu thuẫn giữa các nước về lợi ích dân tộc.
Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam có thể vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là gì?
A. Sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Liên minh chính trị với các nước lớn để giải quyết các tranh chấp.
D. Trở thành cường quốc kinh tế để giải quyết các tranh chấp.
Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
B. Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.
C. Các mối quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác
D. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa các nước.
Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đối với cục diện quan hệ giữa các nước ở châu Á?
A. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
B. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.
C. Gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và sự chia cắt hai nhà nước.
D. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Mĩ.
Sự hình thành liên minh tổ chức NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vacsava ở Đông Âu,… trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì?
A. Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới.
B. Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta.
C. Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ thất bại.
D. Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới.