Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa ( Mức độ nhận biết)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ quốc gia nào?

A. Mĩ.

B. Nhật Bản.

C. Anh.

D. Liên Xô.

Câu 2:

Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là

A. Liên Xô.

B. Mĩ.

C. Nhật Bản.

D. Pháp.

Câu 3:

Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là

A. các nhà khoa học công bố "Bản đồ gen người".

B. khám phá về các tế bào tạo thành hệ thống định vị trong não.

C. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính.

D. "Bản đồ Gen người" đã được mã hóa hoàn chỉnh.

Câu 4:

Bản đồ gen được giải mã hoàn chỉnh vào năm nào?

A. 1947.

B. 1961.

C. 2000.

D. 2003.

Câu 5:

I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công

A. kế hoạch thám hiểm sao Mộc. 

B. hành trình khám phá sao Hỏa.

C. hành trình chinh phục Mặt Trăng.

D. chuyến bay vòng quanh Trái Đất. 

Câu 6:

Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là

A. năng lượng Mặt trời.

B. năng lượng điện.

C. năng lượng than đá.

D. năng lượng dầu mỏ.

Câu 7:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang phát triền qua

A. 2 giai đoạn.

B. 3 giai đoạn.

C. 4 giai đoạn.

D. 1 giai đoạn.

Câu 8:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã và đang đưa loài người chuyển sang thời đại văn minh

A. thương mại.

B. trí tuệ.

C. công nghiệp.

D. dịch vụ.

Câu 9:

Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 10:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ

A. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. 

B. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.

C. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.

D. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.

Câu 11:

Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế

A. hợp tác quốc tế.

B. liên minh kinh tế.

C. toàn cầu hóa.

D. hợp tác khu vực.

Câu 12:

Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, thường được gọi là

A. “văn minh nông nghiệp”.

B. “văn minh công nghiệp”.

C. “văn minh thông tin”. 

D. “văn minh thương mại”.

Câu 13:

Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Bản đồ Gen người.

B. Tàu hỏa tốc độ cao.

C. Máy tính điện tử.

D. Máy kéo sợi Gienni.

Câu 14:

Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Phương pháp nấu than cốc.

B. Động cơ hơi nước.

C. Máy kéo sợi Gienni.

D. Chất dẻo (Pôlime).

Câu 15:

Tháng 3/1997 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Cừu Đôli được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính.

B. Các nhà khoa học công bố Bản đồ gen người.

C. Bản đồ gen người được các nhà khoa học giải mã hóa hoàn chỉnh.

D. “Máy tính mô phỏng thế giới” được Nhật Bản đưavào sửa dụng.

Câu 16:

Quốc gia nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Mĩ.

B. Anh. 

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 17:

Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế

A. toàn cầu hóa.

B. công nghiệp hóa.

C. khu vực hóa.

D. hiện đại hóa.

Câu 18:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số.

B. Tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

C. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

D. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

Câu 19:

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.

C. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 20:

Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm

A. tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

B. giải quyết những vấn đề kinh tế chung của khu vực.

C. tăng cường mối quan hệ phụ thuộc kinh tế giữa các nước.

D. tăng cường trao đổi thương mại - tài chính giữa các quốc gia.