Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa ( Mức độ thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Tài hỏa tốc độ cao.

B. Chất dẻo (Pôlime).

C. Máy tính điện tử.

D. Động cơ hơi nước.

Câu 2:

Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. cách mạng công nghiệp.

B. cách mạng Sinh học.

C. cách mạng công nghệ.

D. cách mạng kĩ thuật.

Câu 3:

Tháng 4/2003 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Mĩ phóng thành công tàu vũ trụ Apollo, đưa con người vào mặt trăng.

B. Cừu Đôli được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính.

C. “Máy tính mô phỏng thế giới” được Nhật Bản đưa vào sửa dụng.

D. Bản đồ gen người được các nhà khoa học mã hóa hoàn chỉnh.

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Giải quyết triệt để vấn đề chênh lệch giàu nghèo.

B. Đưa đến những thay đổi lớn trong cơ cấu dân cư lao động.

C. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

D. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa

Câu 5:

Nguồn năng lượng nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Năng lượng nguyên tử.

B. Năng lượng hơi nước.

C. Năng lượng Mặt Trời.

D. Năng lượng thủy triều.

Câu 6:

Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp giữa các nước lớn.

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Câu 7:

Năm 1969 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Liên Xô phóng tàu “Phương Đông”, đưa I.Ga-ga-tin bay vòng quanh trái đất.

B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ.

C. Mĩ phóng thành công tàu vũ trụ Apollo, đưa con người vào Mặt Trăng.

D. Trung Quốc phóng tàu “Thần châu 5”  vào không gian vũ trụ.

Câu 8:

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

A. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.

B. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.

C. sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.

D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Câu 9:

Vì sao Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

B. Kết quả của việc mở rộng các tổ chức liên kết quốc tế.

C. Kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước đang phát triển.

D. Hệ quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cường quốc.

Câu 10:

Nội dung nào dưới đây là hệ quả của toàn cầu hóa?

A. Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. 

B. Giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo. 

C. Giải quyết triệt để những bất công xã hội. 

D. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế.

Câu 11:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào?

A. Kĩ thuật - khoa học - sản xuất.

B. Sản xuất - kĩ thuật - khoa học.

C. Khoa học - kĩ thuật - sản xuất.

D. Sản xuất - khoa học - kĩ thuật.

Câu 12:

Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là

A. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. 

B. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.

D. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. 

Câu 13:

Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

B. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

C. Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA).

D. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 14:

Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là

A. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

B. giải quyết triệt để những bất công xã hội. 

C. giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo. 

D. giúp các nước giữ nguyên cơ cấu kinh tế. 

Câu 15:

Yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế trên thế giới nửa sau thế kỉ XX là sự

A. xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền. 

B. hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính - quân sự lớn. 

C. phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

D. xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.