Lịch sử 12 (có đáp án) Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào giành được thắng lợi to lớn trong năm 1973, buộc Mĩ phải

A. kí Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình ở Lào.

B. công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

C. kí Hiệp định Pari về lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào.

D. tuyên bố rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi Lào.

Câu 2:

Ngày 2-12-1975, là sự kiện đi vào lịch sử đáng nhớ của nhân dân Lào, đó là

A. Mĩ ký Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình ở Lào.

B. Mĩ phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

C. nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập.

D. Lào kí Hiệp định hợp tác toàn diện với Việt Nam.

Câu 3:

Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn với sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Đầu tháng 10-1945, Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia.

B. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp quay lại xâm lược Campuchia.

C. Tháng 8-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia.

D. Tháng 3-1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Campuchia.

Câu 4:

Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia, đến cuối năm 1953 đã buộc Pháp phải

A. rút quân Pháp và quân Đồng minh của Pháp ra khỏi Campuchia.

B. phải kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

C. kí hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia”.

D. tuyên bố chấm dứt chiến tranh ở Campuchia.

Câu 5:

Từ tháng 3-1970, Campuchia bị kéo vào quỹ đạo của

A. cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ.

B. cuộc nội chiến tương tàn.

C. cuộc chiến tranh diệt chủng của phe Khơme đỏ.

D. cuộc chiến tranh chống bọn phản động Pôn Pốt - Iêngxêri.

Câu 6:

Đế quốc nào kẻ thù lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đế quốc Mĩ.                                        

B. Đế quốc Pháp.

C. Đế quốc Anh.                                      

D. Đế quốc Hà Lan.

Câu 7:

Trong những năm 1945 - 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của

A. nhóm vô sản cấp tiến.                         

B. tổ chức Mác-xít.

C. Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản.     

D. Đảng Xã hội dân chủ.

Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ nhất ở

A. Việt Nam, Thái Lan, Lào.                   

B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

C. Việt Nam, Lào, Campuchia.               

D. Inđônêxia, Brunây, Mianma.

Câu 9:

Sau năm 1954, nhân dân Việt Nam và Lào phải trải qua một cuộc kháng chiến chống

A. thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.            

B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. thực dân Pháp và thực dân Anh.         

D. chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ.

Câu 10:

Ý nghĩa quốc tế về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào là

A. kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

B. đưa Lào bước sang giai đoạn mới: xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân.

C. góp phần làm thất bại âm mưu quốc tế hoá chiến tranh của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.

D. góp phần làm thất bại chiến tranh của Mĩ trên toàn thế giới.

Câu 11:

Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, công nhận

A. Campuchia là một quốc gia tự trị.

B. Campuchia là một nước không có đất cho quân giải phóng đóng,

C. Campuchia là một nước trung lập.

D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

Câu 12:

Sau khi giành được độc lập, các nước ASEAN tiến hành công nghiệp hoá, thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu

A. nhanh chóng xây dựng nền kinh tế tự chủ.

B. nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

C. nhanh chóng làm cho dân giàu, nước mạnh.

D. tập trung phát triển kinh tế để xóa bỏ nghèo nàn.

Câu 13:

Những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, ASEAN thực hiện

A. Chiến lược hướng nội.                         

B. Chiến lược hướng nội và hướng ngoại,

C. Chiến lược hướng ngoại.                     

D. Chiến lược trung hòa.

Câu 14:

Ngày 8-8-1967, gắn với Hiệp hội các nước Đông Nam Á là

A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp phiên đầu tiên tại Ball.

B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập.

C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có sự tham gia của Thái Lan.

D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có sự tham gia của Inđônêxia.

Câu 15:

Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, đó là

A. nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

B. tiêu chí hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

D. tôn chỉ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Câu 16:

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), vị thế của ASEAN trên trường quốc tế như thế nào?

A. Một khu vực phát triển hùng mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.

B. Còn non yếu, sự họp tác trong khu vực còn trong trạng thái khởi đầu, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

C. Đã đủ mạnh để có tiếng nói trên trường quốc tế.

D. Đã mạnh về chính trị, quân sự nhưng còn yếu về kinh tế.

Câu 17:

Ý nghĩa nào dưới đây không phải là ý nghĩa của sự ra đời của ASEAN?

A. Tạo điều kiện cho các nước ở Đông Nam Á duy trì hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

B. Giúp các nước Đông Nam Á cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới

C. Tạo điều kiện đưa nền kinh tế các nước Đông Nam Á có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao, nhất là từ thập niên 70 của thế kỉ XX.

D. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước trong khu vực.

Câu 18:

Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển của ASEAN trong những năm 1976 đến năm 1999?

A. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ball (Inđônêxia) tháng 2-1976.

B. quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện.

C. hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các chuyên đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

D. Hội nghị cấp cao các nước ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan).

Câu 19:

Một trong những lí do làm cho ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới là

A. các nước đã hợp tác để cùng phát triển.

B. "Vấn đề Campuchia" đã được Liên hợp quốc giải quyết

C. tình hình kinh tế khu vực đã phát triển.

D. nội bộ không còn mâu thuẫn.

Câu 20:

Hiệp ước Bali (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là

A. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. không tranh chấp quyền lợi của nhau.

C. giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp phù hợp.

D. tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhau.

Câu 21:

Các quốc gia ở Đông Nam Á giành độc lập trong tháng 8-1945: Inđônexia, Việt Nam và Lào. Hãy nêu điều kiện khách quan để ba nước này sớm giành độc lập.

A. Mỗi nước có sự lãnh đạo của một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị lãnh đạo với đường lối đúng đắn.

B. Có lực lượng quần chúng tham gia hăng hái.

C. Có sự đoàn kết và quyết tâm của cả dân tộc.

D. Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay lại xâm lược.

Câu 22:

Nguyên nhân khách quan dẫn đến thành lập ASEAN là

A. để hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và phương Tây đối với khu vực.

B. đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

C. tạo điều kiện cho các nước ở Đông Nam Á duy trì được nền hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

D. thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.

Câu 23:

Ngày 22-7-1992, sự kiện nào gắn với quan hệ Việt Nam và Lào đối với ASEAN?

A. Việt Nam và Lào tham gia ASEAN.

B. Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của ASEAN

C. Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali.

D. Việt Nam và Lào trở thành đối tác của ASEAN.

Câu 24:

Thời kì 1967 - 1975, Việt Nam và các nước ASEAN có quan hệ như thế nào?

A. Quan hệ láng giềng thân thiện và hợp tác mọi mặt.

B. Quan hệ còn có nhiều vấn đề phức tạp.

C. Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực.

D. Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN được thiết lập.

Câu 25:

Từ năm 1995 đến năm 1999, các nước nào ở Đông Nam Á gia nhập ASEAN?

A. Việt Nam, Lào, Campuchia.               

B. Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia.

C. Việt Nam, Lào, Mianma.                    

D. Việt Nam, Lào.

Câu 26:

Năm 1976, Việt Nam đã đưa ra chính sách 4 điểm nhằm

A. muốn mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

B. cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực.

C. thiết lập quan hệ với các nước ASEAN về phát triển kinh tế.

D. khẳng định thế mạnh của Việt Nam.

Câu 27:

Mục tiêu của chính sách hướng nội nhóm sáng lập ASEAN là

A. thực hiện công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

B. nhanh chóng đưa nền kinh tế hội nhập quốc tế.

C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

D. thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá.

Câu 28:

Sau khi giành độc lập, vị thế của Ấn Độ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế vì

A. Ấn Độ theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập tích cực.

B. Ấn Độ luôn luôn ủng hộ các nước phương Tây.

C. Ấn Độ là một trong những nước không muốn gây chiến tranh.

D. Ấn Độ có điều kiện phát triển đất nước.

Câu 29:

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

B. hầu hết các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN.

C. sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á tập trung xây dựng đất nước.

D. sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bị thực dân trở lại xâm lược.

Câu 30:

Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ Việt Nam với ASEAN diễn ra như thế nào?

A. Quan hệ hợp tác song phương.

B. Quan hệ đối thoại và hợp tác toàn diện

C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về kinh tế.

D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia.

Câu 31:

Sự kiện mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là

A. cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952).

B. năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.

C. năm 1962, nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.

D. năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.

Câu 32:

Sở dĩ năm 1960 ở châu Phi được lịch sử gọi là "Năm châu Phi" vì

A. thắng lợi của nhân dân Môdămbích, về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.

B. có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ.

C. thắng lợi của nhân dân Ănggôla, cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.

D. nhân dân các thuộc địa ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

Câu 33:

Âm mưu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với khu vực Mĩ Latinh là

A. tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau" của mình.

B. xây dựng các chế độ quân phiệt ở Mĩ Latinh.

C. thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược ở khu vực này.

D. mở rộng vùng chiếm đóng ở khu vực này.

Câu 34:

Cách mạng Cu-ba năm 1959, dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô nhằm chống chính sách thực dân mới của Mĩ ở Cu-ba, đó là

A. chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Cu-ba.

B. chống chế độ độc tài Batixta thân Mĩ.

C. chống chính sách bành trướng của Mĩ.

D. chống chính sách thống trị của Mĩ ở Cu-ba.

Câu 35:

Đến năm 1975, thực dân Bồ Đào Nha đã phải tuyên bố trao trả độc lập cho các nước nào ở châu Phi?

A. Ănggôla, Marốc.                                 

B. Ănggôla và Môdămbích.

C. Ănggôla, Angiêri.                                

D. Tuynidi, Marốc, Xuđăng.

Câu 36:

Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba (1959), phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh phát triển mạnh trở thành

A. “Lục địa mới trỗi dậy”.

B. “Lục địa thức tỉnh”

C. “Lục địa bùng cháy”.

D. “Lá cờ đầu” của phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh.

Câu 37:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là

A. giai cấp vô sản.

B. một nhóm mác xít.

C. các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản.

D. đảng của giai cấp vô sản.

Câu 38:

Kẻ thù của khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. thực dân cũ.                                        

B. thực dân mới.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.           

D. bọn phát xít.

Câu 39:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn biến khu vực Mĩ Latinh thành

A. căn cứ cách mạng của Mĩ.                   

B. thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

C. “sân sau êm đềm” của Mĩ.                   

D. hậu phương của Mĩ.

Câu 40:

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ai Cập đã đánh đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của

A. thực dân Pháp.                                    

B. thực dân Tây Ban Nha.

C. thực dân Bồ Đào Nha.                        

D. thực dân Anh.

Câu 41:

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là

A. chủ nghĩa thực dân cũ.                        

B. chủ nghĩa thực dân mới.

C. chủ nghĩa Apácthai.                            

D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Câu 42:

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chế độ phân biệt chủng tộc.

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

D. giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 43:

Cuộc cách mạng của nước nào ở khu vực Mĩ Latinh tạo nên “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh?

A. Áchentina.       

B. Braxin.   

C. Cu-ba.    

D. Mêhicô

Câu 44:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Á có tác động đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau năm 1945?

A. Tất cả các nước ở châu Á.

B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Trung Quốc

C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam và Trung Quốc.

D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á.

Câu 45:

Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã

A. cơ bản hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ.

B. hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân mới.

C. hoàn thành việc đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

D. đánh bại chủ nghĩa thực dân mới khắp châu lục.

Câu 46:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được gọi là "Lục địa bùng cháy", một trong những lí do sau đây đúng

A. thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.

B. những hình thức bãi công của công nhân có vũ trang

C. những cuộc đấu tranh nghị trường mạnh mẽ.

D. những cuộc bạo động khắp châu lục.

Câu 47:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có hai nước được đánh giá là tiêu biểu nhất cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, đó là

A. Tuy nidi và Marốc.                             

B. Angiêri và Nam Phi.

C. Ai Cập và Xuđăng.                             

D. Môdămbích và Ănggôla.

Câu 48:

Từ nửa sau thập niên 50 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của thực dân châu Âu ở châu Phi nối tiếp nhau ran rã, bởi

A. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Môdămbích và Ănggôla.

B. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Ănggôla, Marốc.

C. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana, Ghinê.

D. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956).

Câu 49:

Tháng 4-1994, ông Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện lịch sử đó đã đánh dấu

A. sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở châu Phi.

B. chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi.

C. chấm dứt chế độ độc tài quân sự ở châu Phi.

D. bãi bỏ chính sách phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.

Câu 50:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh có nhiều thuận lợi, nêu thuận lợi nội tại ở các châu lục này.

A. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.

B. Các nước đế quốc có nhiều thuộc địa bị suy yếu.

C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Thế lực của chủ nghĩa đế quốc suy yếu.