Lịch sử 12 (có đáp án) Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các sự kiện:

1. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật kí kết.

2. Học thuyết Phucưđa ra đời.

3. Mĩ - Nhật kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian

A. 2, 1, 3.                  

B. 2, 3, 1.               

C. 3, 1, 2.               

D. 1, 3, 2.

Câu 2:

Nền tảng cho quan hệ hai nước Mĩ - Nhật được thực hiện bằng sự kiện

A. Mĩ, Nhật kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô.

B. Mĩ, Nhật kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.

C. Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

D. Nhật Bản đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 3:

Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết nhằm mục đích

A. Nhật Bản muốn lợi dụng sự viện trợ của Mĩ để phát triển kinh tế.

B. Mĩ muốn lôi kéo Nhật Bản vào khối NATO.

C. hình thành một liên minh Nhật - Mĩ chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn Đông.

D. Nhật Bản muốn đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 4:

Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu là

A. biết sử dụng nguồn lực con người để phát triển kinh tế.

B. biết sử dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để phát triển kinh tế.

C. biết khai thác nguồn tài nguyên, thiên nhiên để phát triển kinh tế.

D. tận dụng các nguồn lực bên ngoài.

Câu 5:

Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật kí năm 1951 có giá trị bao lâu?

A. Mười năm, sau đó có giá trị vĩnh viễn.

B. Hai mươi năm, sau đó có giá trị vĩnh viễn

C. Có giá trị đến năm 1973.

D. Có giá trị đến khi nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển.

Câu 6:

Một trong những nội dung của học thuyết Phucưđa của Nhật Bản là

A. tiếp tục liên minh với Mĩ.

B. bạn hàng bình đang của các nước ASEAN

C. thiết lập quan hệ với Tây Âu.

D. mở rộng quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 7:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải liên minh chặt chẽ với Mĩ vì

A. Nhật Bản dựa vào “viện trợ” của Mĩ để khôi phục và phát triển kinh tế.

B. Nhật Bản không muốn gây chiến tranh với Mĩ.

C. Nhật Bản muốn ổn định đất nước.

D. Nhật Bản trở thành nước lệ thuộc Mĩ.

Câu 8:

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh về cơ bản là

A. người châu Á trở về châu Á.

B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. liên minh chặt chẽ với Mĩ và Tây Âu.

D. thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 9:

Cơ sở nào để đến năm 1952, nước Nhật chấm dứt việc chiếm đóng của Đồng minh?

A. Kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phranxicô.

B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Dùng lực lượng quân Mĩ để khống chế Đồng minh.

Câu 10:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?

A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.

B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba.

C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.

D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Câu 11:

Mục đích của Mĩ trong "Kế hoạch Mácsan" đối với Tây Âu là

A. giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.

B. củng cố sức mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

C. phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.

D. thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.

Câu 12:

Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là

A. tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào.

B. sự hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.

C. tranh thủ được nguồn viện trợ lớn từ bên ngoài.

D. vai trò quan trọng của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Câu 13:

Trong những năm 1950-1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ?

A. Anh.                                                    

B. Pháp.

C. Italia.                                                   

D. Cộng hoà Liên bang Đức.

Câu 14:

Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 là

A. tích cực đấu tranh hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.

B. Tây Âu thống nhất mục tiêu xây dựng EU thành mái nhà chung châu Âu.

C. Tây Âu tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba để phát triển kinh tế trong nước.

D. nỗ lực thiết lập trở lại ách thống trị ở các thuộc địa cũ đã bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 15:

Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1973 - 1991?

A. Nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.

B. Tây Âu luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs).

C. Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

D. Câu B và C đúng.

Câu 16:

Nét nổi bật của tình hình Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. trải qua một cơn suy thoái ngắn, kinh tế Tây Âu đã phục hồi và phát triển trở lại.

B. chính trị cơ bản ổn định.

C. các nước đều có sự điều chỉnh quan trọng về đường lối đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới.

D. tất cả các ý trên.

Câu 17:

Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.

B. Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.

C. Sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

D. "Chiến tranh lạnh" kết thúc, Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã.

Câu 18:

Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu đã thành lập "Cộng đồng than - thép châu Âu" (ECSC) nhằm

A. tập trung sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.

B. phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên

C. thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu".

D. chuẩn bị thành lập Liên minh châu Âu. 

Câu 19:

Từ năm 1950 đến năm 1970, ngoài việc liên minh chặt chẽ với Mĩ, các nước Tây Âu còn thực hiện chính sách đối ngoại là

A. trở về các nước châu Á.                      

B. thân Nhật Bản.

C. thân Trung Quốc.                                

D. đa dạng hoá, đa phương hoá.

Câu 20:

Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) gồm

A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua.

D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha.

Câu 21:

Năm 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập

A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

B. Công đồng châu Âu (EC).

C. Cộng đồng than - thép châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 22:

Năm 1994, những nước nào tham gia vào Liên minh châu Âu?

A. Hà Lan, Bỉ, Pháp.                               

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Áo, Phần Lan, Thụy Sỹ.                     

D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Câu 23:

(EU) là chữ viết tắt của

A. Cộng đồng than - thép châu Âu.         

B. Liên minh châu Âu.

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.               

D. Cộng đồng liên kết châu Âu.

Câu 24:

Năm 1957, sáu nước châu Âu kí Hiệp ước Rô-ma thành lập

A. Cộng đồng than - thép châu Âu.

B. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

C. Liên minh châu Âu.

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

Câu 25:

Ngay từ khi mới thành lập, Liên minh châu Âu có tên gọi là gì?

A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.               

B. Cộng đồng than - thép châu Âu.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập.         

D. Hiệp hội các nước EU.

Câu 26:

Nguyên nhân phát triển kinh tế của Pháp từ năm 1950 đến năm 1973

A. Nhờ thu lợi nhuận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Nhờ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

C. Giá nhập nguyên liệu từ các nước Tây Âu rẻ.

D. Nhờ nhận viện trợ kinh tế từ Mĩ theo "Kế hoạch Mácsan".

Câu 27:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa?

A. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp.                  

B. Mĩ, Nhật, Hà Lan, Pháp,

C. Mĩ, Nhật, Pháp.                                  

D. Mĩ, Nhật, Tây Đức.

Câu 28:

Nhờ đâu sau Chiến tranh thế giới thứ hai nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng?

A. Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật..

B. Nhờ Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác.

C. Nhờ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.

D. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế sau chiến tranh

Câu 29:

Ngày 27-6-2012, Việt Nam và EU, đã ký chính thức

A. “Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện” (PCA).

B. “Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EC”.

C. Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

D. Hiệp ước bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

Câu 30:

Các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh là do nhiều yếu tố, yếu tố nào dưới đây mang tính thời đại?

A. Áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

B. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

C. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển.

D. Sự nỗ lực lao động của các tầng lớp nhân dân.

Câu 31:

Trong năm 1991, ở Tây Âu diễn ra sự kiện đáng nhớ là

A. 12 nước thành viên EC đã kí hiệp ước.

B. hai nước Đức kí “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”.

C. Tây Âu luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs).

D. tất cả các sự kiện trên là đúng.

Câu 32:

Liên minh châu Âu (EU) ra đời đã trở thành tổ chức liên kết

A. kinh tế lớn nhất hành tinh.

B. kinh tế, khoa học - kỹ thuật lớn nhất hành tinh

C. kinh tế, chính trị, xã hội lớn nhất hành tinh.

D. chính trị - kinh tế vào hàng lớn nhất hành tinh.

Câu 33:

Từ năm 1945 đến năm 1950, nhiều nước ở Tây Âu lần lượt gia nhập

A. Liên minh EU.                                    

B. khối quân sự NATO

C. khối Vácsava.                                     

D. khối CENTO.

Câu 34:

Tình hình châu Âu như thế nào sau khi khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời vào tháng 4-1949?\

A. Ổn định và có điều kiện để phát triển.

B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.

C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

Câu 35:

Lí do chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức "viện trợ" cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh

A. để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức.

B. để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.

C. biến Tây Đức thành một "lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. lôi kéo Tây Đức gia nhập khối NATO.

Câu 36:

Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì?

A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

B. Liên minh quân sự, chính trị châu Âu.

C. Liên minh công nghiệp châu Âu.

D. Liên minh khu vực châu Âu.

Câu 37:

Tiền thân của Liên minh châu Âu là

A. "Cộng đồng than - thép châu Âu".

B. "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu"

C. "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC).

D. "Cộng đồng châu Âu" (EC).

Câu 38:

Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1991 -2000 là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ Latinh.

C. liên minh chặt chẽ với Nhật Bản.

D. mở rộng quan hệ với các nước ở châu Á.

Câu 39:

Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong thời kì Chiến tranh lạnh là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. mở rộng quan hệ với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

C. mở rộng quan hệ với các nước châu Á.

D. liên minh với Nhật Bản và Trung Quốc.

Câu 40:

Từ Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957) đến năm 1969 trở thành

A. Cộng đồng châu Âu.                           

B. Liên minh châu Âu.

C. Cộng đồng than - thép châu Âu.         

D. Khối thị trường chung châu Âu.

Câu 41:

Năm 1949, Tây Đức và Đông Đức trở thành điểm đối đầu ở châu Âu giữa

A. Anh, Pháp Mĩ với Liên Xô và Đông Âu.

B. hai cực Xô - Mĩ.

C. Tây Đức và Đông Đức.

D. tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu 42:

Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC), đó là một trong những

A. mục tiêu của Liên minh châu Âu.

B. nguyên tắc của Liên minh châu Âu.

C. thành tựu của Liên minh châu Âu.

D. nguyên nhân phát triển kinh tế của Tây Âu.

Câu 43:

Những nước nào gia nhập Liên minh châu Âu cuối cùng để nâng EU lên 25 nước?

A. Hi Lạp, Tây Ban Nha.                        

B. Anh, Alien

C. Mười nước ở Đông Âu.                       

D. Phần Lan, Áo.

Câu 44:

Liên minh châu Âu kết hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực gì?

A. Kinh tế, văn hoá.                                

B. Kinh tế, tiền tệ.

C. Kinh tế, quân sự.                                 

D. Kinh tế, tiền tệ, chính trị.

Câu 45:

Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) thành lập từ năm 1957 là

A. tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung ở châu Âu để phát triển mạnh về kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. để có điều kiện cạnh tranh về kinh tế và thương mại đối với Mĩ và Tây Âu.

C. để đi đến thống nhất chính sách đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

D. để có điều kiện phát hành đồng tiền chung châu Âu..

Câu 46:

Năm 1975, từ 6 nước, Cộng đồng kinh tế châu Âu tăng lên thành 9 nước với sự gia nhập của

A. Anh, Alien, Đan Mạch.                       

B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

C. Tây Đức, Italia, Bồ Đào Nha.             

D. Anh, Phần Lan, Thụy Điển.

Câu 47:

Cộng đồng kinh tế châu Âu từ mười nước lên đến mười hai nước, với sự gia nhập của các nước nào?

A. Thụy Điển, Phần Lan.                         

B. Ai-len, Áo.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.                

D. Anh, Bồ Đào Nha.

Câu 48:

Liên minh châu Âu ra đời trước tổ chức ASEAN bao nhiêu năm?

A. 12 năm.                

B. 10 năm.             

C. 15 năm.             

D. 8 năm.

Câu 49:

Năm 1949, khi Mĩ thành lập khối NATO đã lôi kéo các nước nào ở Tây Âu tham gia?

A. Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ.

C. Tây Đức, Italia, Anh, Pháp.

D. Anh, Pháp, Tây Đức, Lúcxămbua, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan.

Câu 50:

Trong cuộc Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ để đối đầu với

A. các nước thuộc địa.

B. Liên Xô cả các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đức, Italia, Nhật Bản.

D. các nước Đông Âu.