Lịch sử 12 (có đáp án) Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) (P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay không tạo ra hệ quả

A. hình thành thị truờng dân tộc.

B. phân bố lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp

C. Phân bố lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.

D. Yêu cầu người lao động phải có chuyên môn cao.

Câu 2:

Biểu hiện tích cực nhất của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. khai thác thành tựu khoa học - kĩ thuật để phát triển kinh tế.

B. hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước

C. sự nhất thể hoá quốc tế trong nền kinh tế.

D. mở rộng các cuộc tấn công xâm lược các nước.

Câu 3:

Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất.

B. Cách mạng công nghiệp.

C. Cách mạng văn minh tin học.

D. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

Câu 4:

Muốn sản xuất ra được nhiều của cải, con người cần

A. dựa vào tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

B. tìm cách để không ngừng cải tiến kĩ thuật, hoàn thiện những phương tiện sản xuất.

C. biết cách dựa vào khả năng lao động của mình.

D. khai thác một cách có hiệu quả tài nguyên đất nước.

Câu 5:

Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?

A. Những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao.

B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.

D. Máy móc thiết bị hiện đại.

Câu 6:

Một trong những nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là

A. nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

B. do nhu cầu chấm dứt chiến tranh.

C. do nhu cầu hòa bình.

D. do nhu cầu đàm phán.

Câu 7:

Hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi khi

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Chiến tranh lạnh bắt đầu.

C. Chiến tranh lạnh kết thúc.

D. Xô - Mĩ hết căng thẳng.

Câu 8:

Sự bùng nổ dân số và sự cạn kiệt của tài nguyên, thiên nhiên. Đó là một trong những nội dung liên quan đến

A. xu thế toàn cầu hoá.

B. nguồn gốc của cách mạng khoa học - kĩ thuật

C. đặc điểm của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

D. mục đích của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 9:

nay, các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước lấy lĩnh vực gì làm trọng điểm?

A. Tài chính.                                            

B. Khoa học - công nghệ

C. Kinh tế.                                               

D. Chính trị.

Câu 10:

Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của

A. cách mạng khoa học - kĩ thuật.

B. cách mạng khoa học - công nghệ

C. sự phát triển hệ thống thông tin.

D. sự phát triển các phương tiện giao thông.

Câu 11:

Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện vào thời điểm nào?

A. Những năm 40 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 12:

Điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất và là đặc trưng của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa hoc.

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 13:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo một trong những phương hướng nào dưới đây?

A. Đẩy mạnh các phát minh về công nghệ thông tin.

B. Đẩy mạnh phát triển sản xuất trong các ngành nghề

C. Tìm những nguồn năng lượng mới.

D. Khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế đất nước.

Câu 14:

Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là gì?

A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.

B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 15:

Những yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay?

A. Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội.

B. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

C. Yêu cầu của văn minh nhân loại.

D. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Câu 16:

Câu nào dưới đây không nằm trong đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C. khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất.

D. khoa học không tham gia trực tiếp vào sản xuất.

Câu 17:

Trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều

A. bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.

B. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C. bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống con người.

D. gắn với thực tiễn.

Câu 18:

Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của

A. những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

B. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật

C. sự phát triển sản xuất và đời sống.

D. sự tăng năng suất lao động.

Câu 19:

Xu thế toàn cầu hoá bắt nguồn từ

A. hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

B. hệ quả của sự phát minh các loại phương tiện giao thông hiện đại.

C. hệ quả của các hệ thống thông tin hiện đại.

D. khi có sự thay đổi của thế giới.

Câu 20:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai có nền tảng vững chắc từ

A. những phát triển mang tính bước ngoặt về khoa học cuối thế kỉ XIX đâu thê kỉ XX.

B. những phát minh của loài người trên lĩnh vực kĩ thuật

C. những hiếu biết của con người về tự nhiên và xã hội.

D. thành quả của cách mạng kĩ thuật những năm 40 đến những năm 70 của thê kỉ XX.

Câu 21:

Ngày nay khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ

A. kĩ thuật và công nghệ.                         

B. máy móc, thiết bị.

C. phát minh, sáng chế.                           

D. lực lượng sản xuất.

Câu 22:

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là

A. sự sáp nhập và lớn mạnh của các tập đoàn sản xuất.

B. sự sáp nhập và họp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

C. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ kinh tế quốc tế.

D. sự ra đời của các công ti độc quyền trong nước.

Câu 23:

Một trong những xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là

A. chiến tranh khu vực.                           

B. hòa bình, ổn định,

C. vẫn còn các phe đối lập.                     

D. phát triển kinh tế.

Câu 24:

Ngày nay, các quốc gia đang phát triển cần làm gì để theo kịp các nước phát triển?

A. áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

B. thực hiện công nghiệp hoá đất nước

C. sử đụng nguồn vốn của các nước.

D. mở rộng quan hệ quốc tế.

Câu 25:

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn hoá là

A. sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

B. sự sáp nhập của các tập đoàn sản xuất lớn nhất thế giới

C. sự lớn mạnh nhanh chóng của quan hệ quốc tế.

D. sự liên kết của các cường quốc.

Câu 26:

Từ những năm 70 cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, gọi là

A. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

B. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật

C. cuộc cách mạng sáng chế.

D. cuộc cách mạng phát minh.

Câu 27:

Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của tất cả các khu vực các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đó là nội dung của

A. quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh

C. xu thế toàn cầu hoá.

D. nguồn gốc của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 28:

Làm trầm trọng thêm bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước. Đó là nội dung không mong muốn của

A. xu thế toàn cầu hoá.                           

B. cách mạng khoa học - kĩ thuật.

C. xu thế đối đầu Xô - Mĩ.                       

D. cách mạng công nghệ.

Câu 29:

Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế... Đó là mặt tích cực của

A. cách mạng khoa học - công nghệ.

B. xu thế toàn cầu hoá.

C. sự kết thúc Chiến tranh lạnh.

D. tất cả đều đúng.

Câu 30:

Từ những năm 70, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực nào?

A. Công nghệ.           

B. Khoa học.         

C. Kĩ thuật.            

D. Trí thức.

Câu 31:

Từ sau Chiến tranh lạnh, nguy cơ chiến tranh thế giới như thế nào?

A. Còn tiếp diễn.                                     

B. Bị đẩy lùi.

C. Bị phá hủy.                                         

D. Bị tạm dừng.

Câu 32:

Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, đó là

A. quy luật của thế giới.                          

B. xu thế chung của thế giới

C. nguyên tắc của Liên hợp quốc.            

D. khát vọng của loài người.

Câu 33:

Quê hương của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là ở nước nào?

A. Đức.                      

B. Anh.                  

C. Mĩ.                    

D. Liên Xô.

Câu 34:

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ là

A. công nghệ trở thành yếu tố cơ bản của sản xuất.

B. công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 35:

Hiện nay thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ mấy?

A. Lần thứ ba.                                        

B. Lần thứ tư.

C. Lần thứ năm.                                       

D. Lần thứ hai.

Câu 36:

Việt Nam đã tận dụng được cơ hội đặc biệt nào trong xu thế toàn cầu hoá để có thể “đi tắt đón đầu” nhằm rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước?

A. Các tiến bộ về khoa học - công nghệ.

B. Nguồn vốn đầu tư.

C. Môi trường kinh doanh.

D. Kinh nghiệm quản lí.

Câu 37:

Một trong những thách thức đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá là

A. nguồn nhân lực dư thừa.

B. sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới

C. sự khống chế của các nước lớn.

D. vấn đề an ninh quốc gia.

Câu 38:

Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc chiến tranh nào?

A. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.

B. Đấu tranh giữa các nước đế quốc.

C. Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc.

D. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 39:

Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?

A. Châu Á, châu Phi và châu Âu.

B. Châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh.

C. Châu Á, châu Âu và châu Mĩ Latinh.

D. Trên tất cả các lục địa.

Câu 40:

Trong lịch sử thế giới hiện đại đã hình thành chủ nghĩa phát xít. Vậy quê hương của chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ nước nào?

A. Nước Nhật.           

B. Nước Pháp.       

C. Nước Đức.         

D. Nước Italia.

Câu 41:

“Hệ thống Vecxai và Oasinhtơn” được thiết lập vào thời điểm lịch sử nào?

A. Sau Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Cùng lúc với Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 42:

Trật tự thế giới hai cực Ianta” sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?

A. Mĩ và Trung Quốc.                             

B. Mĩ và Anh.

C. Mĩ và Đức.                                          

D. Mĩ và Liên Xô.

Câu 43:

Từ những năm 70 trở đi, tình hình kinh tế Liên Xô như thế nào?

A. Khủng hoảng trầm trọng.                   

B. Lâm vào tình trạng "trì trệ",

C. Đang đạt mức tăng trưởng.                 

D. vẫn giữ mức phát triển bình thường.

Câu 44:

Liên minh chính trị - quân sự do Mĩ cầm đầu ở Đông Nam Á gọi là gì?

A. Khối NATO.                                       

B. Khối SEATO.

C. Tổ chức ASEAN.                                

D. Tổ chức EU.

Câu 45:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là "Lục địa mới trỗi dậy"?

A. Châu Á.                

B. Châu Mĩ Latinh.                              

C. Châu Âu. 

D. Châu Phi.

Câu 46:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy"?

A. Châu Á.                                              

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.                                            

D. Khu vực Mĩ Latinh.

Câu 47:

Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. trật tự hai cực Ianta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.

B. trật tự thế giới đa cực.

C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu.

D. trật tự thế giới của các nước Đồng minh.

Câu 48:

Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự "đột phá" và biến chuyển trong cục diện thế giới?

A. Sự hợp tác Xô - Mĩ.

B. Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu.

C. Sự chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô.

D. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 49:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới đã được xác lập. Đó là Trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là

A. thế giới như phân đôi.

B. thế giới không còn hận thù.

C. thế giới vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh.

D. thế giới ổn định tạm thời.

Câu 50:

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á được mệnh danh là

A. Lục địa bùng cháy.                              

B. Lục địa mới trỗi dậy.

C. châu Á thức tỉnh.                                

D. châu Á bùng cháy.