Lịch sử 12 (có đáp án) Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) (P8)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Một trong những chuyển biến quan trọng của hệ thống đế quốc chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX là
A. hầu hết các nước đế quốc gia nhập khối NATO.
B. các nước Tây Âu trở thành đồng minh của Mĩ.
C. Mĩ đã vươn lên trở thành nước đế quốc giàu mạnh nhất.
D. Nhật Bản trở thành đế quốc mạnh nhất châu Á.
Toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển là
A. cơ hội để đưa đất nước vươn lên.
B. thách thức lớn làm cho đất nước tụt hậu.
C. vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
D. cơ hội để vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển.
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng
A. hòa giải, hòa họp.
B. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực triếp.
C. đối đầu ở từng khu vực.
D. bắt tay nhau để khống chế các nước nhỏ.
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng
A. hòa giải, hòa họp.
B. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực triếp.
C. đối đầu ở từng khu vực.
D. bắt tay nhau để khống chế các nước nhỏ.
Những năm 90 sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến sự kiện gì diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
A. Cách mạng khoa học - công nghệ.
B. Cách mạng xanh trong nông nghiệp
C. Cách mạng tráng trong công nghiệp.
D. Xu thế toàn cầu hoá.
Sự xác lập Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực diễn ra khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai
A. chưa kết thúc.
B. sắp kết thúc
C. đã kết thúc.
D. đang diễn ra quyết liệt.
Hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, đó là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. khu vực Mĩ Latinh.
D. Nam Phi.
Các nước giành độc lập ở mức độ khác nhau, đó là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. khu vực Mĩ Latinh.
D. Đông Nam Á.
Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
B. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
C. Sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
D. Mĩ muốn thiết lập thế đơn cực.
Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991 bị chi phối bởi
A. Chiến tranh lạnh.
B. Trật tự hai cực Ianta.
C. Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. Liên hợp quôc.
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có tác động đến các nước xã hội chủ nghĩa như thế nào?
A. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh.
B. Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) thành lập.
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. Chủ nghĩa xã hội chiếm ưu thế trên thế giới
Từ năm 1947 đến năm 1989, thế giới bị chi phối bởi
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Chiến tranh lạnh
C. Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. trật tự thế giới đa cực.
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế chung của thế giới là
A. xu thế hòa bình và hợp tác.
B. xu thế gây chiến tranh cục bộ.
C. xu thế phát triển của các cường quốc.
D. xu thế toàn cầu hoá.
Nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945) có tác dụng như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau chiến tranh?
A. Góp phần duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Tiêu diệt được chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
C. Hình thành khuôn khổ Trật tự hai cực Ianta.
D. Tạo nên sức mạnh của phe Đồng minh sau chiến tranh.
Hội nghị quốc tế thành lập tổ chức Liên họp quốc (6-1945) có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
A. Góp phần duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình.
C. Các dân tộc có quyền bình đẳng và tự quyết.
D. Là diễn đàn quốc tế để đấu tranh cho hòa bình.
Ý nào dưới đây không đúng khi nói về xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
A. Xu thế toàn cầu hoá.
B. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm.
C. Giữa các nước có sự điều chỉnh quan hệ theo chiều hướng đối thoại, thỏa thuận, tránh xung đột.
D. Quan hệ quốc tế hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ cầm đầu được nhiều nước chấp nhận.
Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước trong khu vực. Đó là nội dung của
A. nguyên tắc Liên hợp quốc.
B. Hiệp ước Ball của các nước Đông Nam Á.
C. vai trò của Liên hợp quốc.
D. mục đích của Liên hợp quốc.
Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về chính đảng của giai cấp tư sản hoặc vô sản. Đó là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. khu vực Mĩ Latinh.
Tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới là
A. Tổ chức ASEAN.
B. Tổ chức Liên hợp quốc
C. Liên minh châu Âu.
D. Khối NATO.
Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đã dẫn tới sự chấm dứt
A. Chiến tranh lạnh.
B. Trật tự hai cực Ianta.
C. thế đối đầu Xô - Mĩ.
D. chiến lược toàn cầu.
Từ thế kỉ XX, ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới là
A. Mĩ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản.
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Mĩ, Nga, Trung Quốc.
D. Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đỉnh cao của sự đối đầu giữa hai cường quốc Xô - Mĩ và hại phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là sự kiện nào?
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Chiến tranh lạnh.
C. Chiến lược toàn cầu.
D. Khối NATO và khối Vácsava.
Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh
A. thực dân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, trong khi cuộc chiến tranh thế giới đang bước vào giai đoạn quyết định.
B. kinh tế ổn định nhưng chính trị bất ổn. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi cải thiện điều kiện sống của công nhân và nhân dân lao động Pháp lên cao.
C. Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử -"khủng hoảng thừa".
D. chiến tranh đã để lại hậu quả rất nặng nề, nền kinh tế Pháp đang gặp khó khăn; Pháp trở thành con nợ lớn của Mĩ.
Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu.
D. Pháp không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
Điểm nổi bật nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là
A. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
B. nền kinh tế thuần nông vẫn còn tồn tại.
C. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc.
D. nền kinh tế công - nông nghiệp khá phát triển.
Chính sách giáo dục của Pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929) là
A. tiếp tục duy trì nền giáo dục Nho học lạc hậu.
B. mở rộng hai hệ thống trường Tây học và Nho học.
C. không thay đổi gì so với cuộc khai thác lần thứ nhất.
D. mở rộng hơn hệ thống trường Tây học.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển chậm chạp của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp là
A. bị Pháp và vua quan phong kiến Nam triều chèn ép.
B. bị thương nhân Pháp cạnh tranh triệt để.
C. sự cản trở của quan hệ sản xuất phong kiến ở trong nước.
D. do thế lực kinh tế còn non yếu nên không đủ sức cạnh tranh.
Để bù vào những thiệt hại trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp đã
A. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
B. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
C. tước đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
D. thực hiện chính sách thống trị tàn bạo ở Việt Nam.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A. Công nhiệp chế biến.
B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải.
Người nông dân Việt Nam phải trở thành lao động trắng tay, do thủ đoạn thâm độc nào của thực dân Pháp?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam, chính sách đó được biểu hiện như thế nào?
A. Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp.
B. Mọi quyền hành nằm trong tay vua quan Nam triều.
C. Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp và vua quan Nam triều.
D. Mọi quyền tự do, dân chủ của người Việt Nam bị tước đoạt.
Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?
A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
Một trong các giai cấp ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp công nhân,
C. giai cấp địa chủ phong kiến.
D. địa chủ vừa và nhỏ.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân,
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp tiểu tư sản.
Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Pháp bằng cách
A. hạn chế phát triển công nghiệp nặng.
B. hạn chế phát triển nông nghiệp.
C. không cho hàng hoá các nước vào thị trường Việt Nam.
D. hạn chế phát triển công nghiệp nhẹ.
Bản chất của giai cấp địa chủ phong kiến nói chung ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giai cấp đầu hàng, tay sai của thực dân Pháp.
B. giai cấp bóc lột của chế độ phong kiến, hoàn toàn không có thế lực chính trị.
C. một giai cấp có thế lực kinh tế độc lập với Pháp, có tinh thần dân tộc cao.
D. một bộ phận của giai cấp này là tay sai của thực dân. Một bộ phận có tinh thần dân tộc chống Pháp.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc vì
A. nông dân là một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.
B. nông dân là một giai cấp có số lượng đông, hăng hái đứng lên làm cách mạng
C. nông dân là giai cấp rất nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.
D. nông dân là lực lượng lao động chính, tạo ra mọi giá trị vật chất cho xã hội.
Phạm Hồng Thái là người mưu sát tên toàn quyền Méclanh ở Quảng Châu - Trung Quốc. Vậy Phạm Hồng Thái là thành viên của tổ chức yêu nước
A. Tâm tâm xã.
B. Việt Nam Quốc dân đảng
C. Hội Phục Việt.
D. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.
Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam"?
A. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là
A. mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp.
D. mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
Tổ chức chính trị của tư sản dân tộc và địa chủ nhỏ thành lập năm 1923 ở miền Nam là
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Hội Hưng Nam.
D. Đảng Lập hiến.
Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) sự kiện nào ở nước ngoài được đánh giá là tiêu biểu nhất?
A. Đấu tranh của công nhân Ba Son.
B. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện - Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Đó là đặc điểm của
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp tư sản dân tộc.
C. giai cấp công nhân.
D. tầng lớp tiểu tư sản.
Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là
A. đòi quyền lợi về kinh tế.
B. đòi quyền lợi về chính trị.
C. đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
D. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
Phong trào công nhân Ba Son (8-1925) diễn ra ở
A. Hà Nội.
B. Hải Dương.
C. Hải Phòng.
D. Sài Gòn.
Vào thời gian nào, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên Xô, đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới?
A. Tháng 6-1924.
B. Tháng 6-1922.
C. Tháng 12-1923.
D. Tháng 6-1923.
Hạn chế của phong trào tư sản dân tộc ở Việt Nam trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. chỉ đòi quyền lợi kinh tế cho dân tộc.
B. chưa kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với quyền lợi chính trị.
C. không đáp ứng được yêu cầu dân tộc.
D. không dám đấu tranh chống thực dân Pháp đến cùng.
Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925 là
A. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
B. đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
C. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
D. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.
Thực chất của cuộc vận động chống độc quyền ở thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì là
A. cuộc vận động chính trị, tập hợp quần chúng của giai cấp tư sản Việt Nam.
B. cuộc xung đột quyền lợi của tư sản Việt Nam với tư sản Pháp
C. cuộc vận động đấu tranh dân tộc của tư sản Việt Nam..
D. cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam với Pháp trên lĩnh vực kinh tế