Lịch sử 12 Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) có đáp án(P10)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã mở đầu cho phong trào ở miền Nam Việt Nam là
A. Dũng sĩ diệt Mĩ.
B. thi đua Vạn Tường, diệt Mĩ xâm lược
C. “Tìm Mĩ mà đánh lùng ngụy mà diệt”.
D. “Tìm ngụy mà đánh lùng Mĩ mà diệt”.
Thất bại trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mĩ tiến hành chiến lược chiến tranh gì ở miền Nam?
A. Chiến tranh một phía.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
D. Việt Nam hoá chiến tranh.
Ý nghĩa lớn nhất trong việc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là
A. thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.
B. làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
C. bảo vệ miền Bắc.
D. đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, miền Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ của hậu phương lớn.
Thủ đoạn trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là
A. tăng số lượng ngụy quân.
B. rút dần quân Mĩ về nước.
C. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia.
D. cô lập cách mạng Việt Nam.
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là
A. rút dần quân Mĩ về nước.
B. tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
C. đề cao học thuyết Ních-Xơn.
D. “dùng người Việt đánh người Việt”.
Ngày 24, 25 tháng 4 năm 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích
A. bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ.
B. vạch trần âm mưu “Đông Dương hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C. biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.
Mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Quảng Trị.
Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là
A. đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
B. đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
C. đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy (công cụ chủ yếu) của Mĩ.
D. buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Mĩ thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hoá chiến tranh” bởi sự kiện
A. thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong ba năm 1969, 1970,1971.
B. sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari.
D. thắng lợi của nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần I, tiếp tục chi viện không ngừng cho miền Nam
Cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Mĩ trong 12 ngày đêm của Mĩ ở miền Bắc diễn ra vào thời gian
A. từ ngày 12-8-1972 đến ngày 29-12-1972.
B. từ ngày 18-12-1972 đến ngày 20-12-1972.
C. từ ngày 20-12-1972 đến ngày 20-12-1972.
D. từ ngày 18 -12-1972 đến ngày 29-12-1972.
Trong thời gian chống “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973) nhiệm vụ nặng nề nhất của miền Bắc là
A. làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam.
B. làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
C. vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng hậu phương, bảo đảm cho cuộc chiến đấu tại chỗ và chi viện cho chiến trường.
D. phải khắc phục kịp thời, tại chỗ hậu quả của những cuộc chiến tranh ác liệt, tiếp nhận sự viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, Lào, Campuchia.
Đời Tổng thống nào của Mĩ đã thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam từ năm 1965 - 1968?
A. Níchxơn.
B. Kennơđi.
C. Aixenhao.
D. Giônxcm.
Chiến lược chiến tranh của Mĩ áp dụng ở Việt Nam có quy mô lan rộng hai miền Nam - Bắc là gì?
A. Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá chiến tranh.
B. Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh
C. Chiến tranh một phía và chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh một phía và Việt Nam hoá chiến tranh.
Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là
A. sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
D. tất cả các điểm trên.
Đến cuối năm 1967, Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam có cơ quan thường trực ở đâu?
A. Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong thế giới thứ ba.
B. Các nước châu Á và châu Âu.
C. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước thế giới thứ ba.
D. Một số nước xã hội chủ nghĩa và hầu hết các nước thế giới thứ ba.
Cuộc Tổng tiến và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 thắng lợi và là bước nhảy vọt thứ mấy của cách mạng miền Nam?
A. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ hai.
B. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ nhất
C. Thắng lợi thứ tư và là bước nhảy vọt thứ hai.
D. Thắng lợi thứ năm và là bước nhảy vọt thứ hai.
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là
A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố phi Mĩ hoá chiến tranh xâm lược.
B. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
D. đây là đòn đánh bất ngờ, làm cho Mĩ không dám đưa quân Mĩ và quân chư hầu vào miền Nam.
Âm mưu cơ bản nhất của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc là
A. “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâycu.
B. phá hoại hậu phương lớn của ta (phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc).
C. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc?
D. uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.
Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ nói trong thời gian nào?
A. Hội nghị Chính trị đặc biệt (3-1964).
B. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965).
C. Lời kêu gọi kháng chiến chống Mĩ (17-7-1966).
D. Kì họp thứ hai Quốc hội khoá III (4-1965).
Quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ được thể hiện qua khẩu hiệu
A. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
B. “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”.
C. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
D. Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”.
Lí do do khách quan buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần nhất là
A. bị thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
B. bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. bị thiệt hại nặng nề ở hai miền Nam - Bắc cuối năm 1968.
D. bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.
Tác dụng của thắng lợi trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với nhân dân ta là
A. khẳng định quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
B. buộc Mĩ phải rút quân Mĩ và quân chư hầu của Mĩ về nước
C. buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với ta ở Pari.
D. buộc Mĩ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Pari.
Điểm mới về lực lượng trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. gắn “Việt Nam hoá” với “Đông Dương hoá chiến tranh”.
C. quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D. thực hiện chiến tranh thực dân mới.
Đầu năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta bằng câu nói nào?
A. “Hễ còn một thằng Mĩ thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi”.
B. “Vì độc lập tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”
C. “Năm mới thắng lợi mới”.
D. “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.
Kết quả to lớn của cuộc tiến công chiến lược của quân dân miền Nam năm 1972 là
A. chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. chọc thủng phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị.
C. chọc thủng phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Tây Nguyên.
D. chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Đông Nam Bộ
Vào cuối năm 1972, quân dân miền Bắc Việt Nam đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đó là ý nghĩa của việc đánh bại
A. chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mĩ.
B. chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.
C. chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.
D. chiến tranh bằng không quân của Mĩ.
Tập đoàn Níchxơn thưc hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ
A. cứu nguy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.
B. ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C. làm lưng lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
D. phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pari vì
A. bị thất bại trong chiến tranh Việt Nam hoá.
B. bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân năm 1968.
C. bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
D. bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.
Ý nghĩa thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
A. đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
B. phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ..
C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút” “ngụy nhào”
Điều khoản có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thể hiện trọng Hiệp định Pari là
A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
C. các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua Tổng tuyển cử tự do.
D. các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Thắng lợi của việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là thắng lợi của
A. đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Việt Nam.
B. đấu tranh ngoại giao bền bỉ của Việt Nam.
C. sự ủng hộ của các nước đối với Việt Nam.
D. tất cả đều đúng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, thắng lợi nào đã tạo nên bước ngoặt để đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào?
A. Thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không”.
B. Thắng lợi trong việc đánh bại “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ.
C. Thắng lợi trong việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973.
D. Thắng lợi trong cuộc Tồng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Có hai chiến lược chiến tranh mà Mĩ mở rộng quy mô ở hai miền Nam -Bắc Việt Nam là
A. chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ.
B. chiến lược Chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh
C. chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ.
D. chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh một phía.
Trong quá trình thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam, đến khi nào Mĩ mới chấp nhận rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước?
A. Thất bại trong chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
B. Thất bại trong hai lần đánh phá miền Bắc.
C. Thất bại trong cuộc Tiến công chiến lược của quân dân miền Nam năm 1972.
D. Chấp nhận kí Hiệp định Pari năm 1973.
Cho các sự kiện:
1. Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân đội Sài Gòn.
2. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia biểu thị quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ba nước.
3. Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” chiếm giữ đường 9 Nam Lào của địch.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 1, 2.
B. 3, 2, 1.
C. 2, 1, 3.
D. 2, 3, 1.
Sự kiện tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ để quân dân ta tiến lên Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là
A. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
B. trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc.
C. đòn đánh phủ đầu của quân dân miền Nam ở Quảng Trị năm 1972.
D. Mĩ cắt viện trợ hoàn toàn cho quân ngụy Sài Gòn.
Chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ bị đánh bại bởi các trận đánh bằng quân sự nào của quân dân miền Nam?
A. Trận Ấp Bắc, Vạn Tường và Hai mùa khô.
B. Trận Vạn Tường, Hai mùa khô và Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân
C. Trận Vạn Tường, Ba Gia và Đồng Xoài.
D. Trận Ấp Bắc và Ba Gia.
Ba đời Tổng thống Mĩ thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là
A. Kennơđi, Giônxơn và Níchxơn.
B. Giônxơn, Aixenhao, Níchxơn.
C. Giônxơn, Níchxơn và Pho.
D. Níchxơn, Kennơđi và Pho.
Thủ đoạn của Mĩ “Thay màu da cho xác chết” được áp dụng cho loại hình chiến tranh nào ở Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ..
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Chiến tranh Việt Nam hoá và Đông Dương hoá
D. Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá chiến tranh.
Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược. Đó là ý nghĩa của
A. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.
B. chiến thắng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
D. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) năm 1964.
Sự kiện chính trị nổi bật nhất của ta trong thời kì đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ là
A. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
B. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập.
C. có 23 nước lần lượt đặt quan hệ với Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
D. phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam diễn ra ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố
A. sự thất bại của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam.
B. chấp nhận kí kết Hiệp định Pari (1973).
C. “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược.
D. “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược.
Trận Điện Biên Phủ trên không” (1972) có điểm gì giống với trận Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam?
A. Bắn rơi nhiều máy bay của địch.
B. Buộc kẻ thù phải đàm phán và kí Hiệp định có lợi cho ta.
C. Buộc kẻ thù chấp nhận sự thất bại cuối cùng.
D. Trận đánh đi vào lịch sử dân tộc.
Thắng lợi nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã tạo ra bước ngoặt thứ ba để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng?
A. Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
C. Cuộc Tiến công chiến lược (1972).
D. Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).
Sau khi Hiệp định Pari năm 1973 được kí kết, ngụy quân Sài Gòn liên tiếp mở những cuộc hành quân nhằm
A. “Bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng.
B. tràn ngập lãnh thổ.
C. tự đứng vững ở miền Nam.
D. phá hoại Hiệp định Pari.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại (1973) là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miên Nam”. Câu ấy được trích trong
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21.
C. Hội nghị Bộ Chính trị năm 1975.
D. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng năm 1975.
Cuối năm 1974, đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng Nai và Tây Ninh.
Thắng lợi quân sự lớn nhất của quân dân miền Nam Việt Nam từ sau năm 1973 đến đầu năm 1975 là
A. chiến thắng Tây Nguyên.
B. chiến thắng ở Đông Nam Bộ.
C. chiến thắng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. chiến thắng Đường số 14 - Phước Long.
Một trong những ý nghĩa của chiến thắng Đường số 14 - Phước Long là
A. là cơ sở đê Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam năm 1975.
B. quân ta có khả năng giải phóng miền Nam ngay sau chiến thắng Phước Long
C. là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D. tất cả đều đúng.
Chiến thắng Đường số 14 - Phước Long diễn ra khi cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng
A. đang họp.
B. đã họp xong.
C. bắt đầu họp.
D. chưa họp.
Nguyên nhân quyết định nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975 là
A. nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
C. nhờ sự phối hợp chiến đấu của ba dân tộc ở Đông Dương.
D. nhờ có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và
A. 20 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. 15 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. 103 năm giải phóng dân tộc.
Sự kiện báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 là
A. xe tăng của bộ đội ta húc cống Dinh Độc Lập của ngụy quyền.
B. 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng
C. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
D. Tổng thống Dương Văn Minh kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Quân Mĩ và quân Đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.
B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long
C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.