Lịch sử 12 Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) có đáp án(P12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975?

A. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11-1975).

B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976).

C. Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (24-6 đến 2-7-1976).

D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 2:

Kì họp thứ I Quốc hội khoá VI có những quyết định nào liên quan với việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

A. Thống nhất tên nước, xác định Hà Nội là thủ đô của cả nước.

B. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước.

C. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3:

Niên đại 25-4-1976 phù hợp với sự kiện nào sau đây?

A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

B. Cuộc Tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai.

C. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước.

D. Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất.

Câu 4:

Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa

A. đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.

B. tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.

C. tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. tất cả đều đúng.

Câu 5:

Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề

A. lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.

D. đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phổ Hồ Chí Minh.

Câu 6:

Trải qua hai mươi năm kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc phải chịu bao nhiêu năm chiến tranh phá hoại của Mĩ?

A. Mười năm.            

B. Tám năm.          

C. Sáu năm.           

D. Mười hai năm.

Câu 7:

Trong thời kì Mĩ xâm lược, đô hộ miền Nam (1954 - 1975), nền kinh tế miền Nam trong một chừng mực nhất định là nền kinh tế

A. công nghiệp.                                       

B. nông nghiệp lạc hậu.

C. phát triển theo hướng tư bản.              

D. lệ thuộc Mĩ.

Câu 8:

Công việc thống nhất nước nhà về mặt nhà nước đã hoàn thành vào thời điểm nào?

A. Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI.

B. Kì họp thứ hai Quốc hội khoá V.

C. Quốc hội thống nhất họp kì đầu tiên.

D. Hội nghị hiệp thương tại Sài Gòn.

Câu 9:

Để tạo ra những khả năng to lớn nhằm bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, cần phải

A. có Quốc kì chung cho cả nước.

B. có Quốc ca chung cho cả nước

C. tên nước chung cho quốc gia.

D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 10:

Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Cả 3 ý trên đúng.

Câu 11:

Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?

A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI.

B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII.

C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.

D. Đại hội VII; Đại hội VIII; Đại hội IX.

Câu 12:

Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?

A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

B. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

D. Câu B và C đúng.

Câu 13:

Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI là gì?

A. Đổi mới về kinh tế.                             

B. Đổi mới về chính trị.

C. Đổi mới về văn hoá.                            

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Câu 14:

Một trong những hạn chế của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là

A. tình trạng tham nhũng vẫn còn.          

B. xã hội chưa thoát khỏi nghèo nàn.

C. chưa thực hiện dân chủ.                      

D. chưa thực hiện kinh tế đối ngoại.

Câu 15:

Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

C. phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Câu 16:

Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải

A. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 17:

Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990): lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào?

A. Đại hội Đảng IV.                                

B. Đại hội Đảng V.

C. Đại hội Đảng VI.                                 

D. Đại hội Đảng VII.

Câu 18:

Hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích chủ yếu nhất là

A. để tiện lợi cho việc sản xuất.

B. để giải phóng sức lao động ở nông thôn.

C. để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.

D. để khuyến khích sản xuất ở nông thôn.

Câu 19:

Trong số 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), chương trình nào phải được đưa lên hàng đầu?

A. Lương thực, thực phẩm.                      

B. Hàng xuất khẩu.

C. Hàng tiêu dùng.                                   

D. câu A và B đúng.

Câu 20:

Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào là quan trọng nhất?

A. Thực hiện được 3 chương trình kinh tế.

B. Phát triển kinh tế đối ngoại

C. Kiềm chế được lạm phát.

D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 21:

Đại hội Đáng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là gì?

A. Đổi mới về chính trị.                           

B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.

C. Đổi mới về kinh tế.                             

D. Đổi mới về văn hoá.

Câu 22:

Một trong những nội dung đổi mới về kinh tế của Đảng ta trong Đại hội lần thứ VI (12-1986) là

A. cải tạo quan hệ sản xuất.                    

B. thay đổi cách làm ăn.

C. hình thành cơ chế thị trường.        

D. cải tạo các thành phần kinh tế

Câu 23:

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, họp tác. Đó là nội dung đổi mới ở Việt Nam năm 1986 trên lĩnh vực

A. chính trị.                                             

B. đối ngoại.

C. xã hội.                                                 

D. chính trị và đối ngoại.

Câu 24:

Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 là

A. Chiến dịch Điện Biên Phú.                 

B. chiến thắng mùa Xuân năm 1975.

C. Cách mạng tháng Tám 1945.              

D. khởi nghĩa Nam Kì.

Câu 25:

Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930 đã tạo ra những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử Việt Nam là

A. ba tổ chức cộng sản ra đời.                 

B. cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

C. phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.         

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Câu 26:

Luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học kinh nghiệm trong thời kì nào của cách mạng Việt Nam?

A. Thời kì 1930 - 1931.                           

B. Thời kì 1945 - 1954.

C. Thời kì 1930 - 1945.                           

D Thời kì 1930 - 1955.

Câu 27:

Quá trình diễn biến của Hội nghị Pari gắn với đời Tổng thống nào của Mĩ?

A. Kennơđi và Níchxơn.                          

B. Giônxơn, Níchxơn.

C. Níchxơn và Pho.                                 

D. Giônxơn, Níchxơn và Pho.

Câu 28:

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam: sự kiện mở đầu và kết thúc

A. mở đầu là cuộc chiến đấu ở các đô thị, kết thúc là Hiệp định Giơnevơ.

B. mở đầu là cuộc chiến đấu ở các đô thị, kết thúc là Chiến dịch Điện Biên Phủ.

C. mở đầu là Chiến dịch Việt Bắc năm 1947, kết thúc là Hiệp định Giơnevơ.

D. mở đầu là Chiến dịch Biên giới năm 1950, kết thúc là Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 29:

Tên của Mặt trận Dân tộc ở Việt Nam sau năm 1975 là

A. Mặt trận Thống nhất Việt Nam.         

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Mặt trận Liên Việt.                             

D. Mặt trận Dân tộc Việt Nam.