Lịch sử 12 Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) có đáp án(P5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”, đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập
A. Mặt trận Dân tộc thống nhất Đông Dương.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung” là của
A. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Hồ Chí Minh.
C. Tổng bộ Việt Minh..
D. Cứu quốc quân
Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản trong thời kì 1939- 1945 là
A. Tiền phong, Dân chúng, Lao động.
B. Bạn dân, Tin tức.
C. Thanh niên, Nhành lúa.
D. Giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam Độc lập.
Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì Cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Khởi nghĩa Ba Tơ.
B. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.
D. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh.
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thay đổi chính sách cai trị ở Đông Dương như thế nào?
A. Ra sức vơ vét sức người, sức của để dốc vào chiến tranh.
B. Thực hiện chính sách phát xít hoá bộ máy cai trị.
C. Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy.
D. Thực hiện chính sách Đông Dương hoá chiến tranh.
Một trong những nét chính của tình tình thế giới trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ hai ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam là
A. năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp trút gánh nặng vào Việt Nam.
B. tháng 6-1940, Pháp đầu hàng Đức đã tác động đến chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương.
C. tháng 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp bắt nhân dân Đông Dương đi lính đánh Nhật.
D. khi nước Pháp bị Đức tấn công, Pháp đã điều quân đội bắt từ Việt Nam sang kháng cự.
Mâu thuẫn Nhật - Pháp từ năm 1940 đến năm 1945 ở Đông Dương được giải quyết như thế nào?
A. Pháp sẵn sàng hòa hoãn để tránh mọi xung đột.
B. Nhật bắt tay với Pháp để đàn áp nhân dân Đông Dương.
C. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945).
D. Pháp dựa vào Đồng minh để hất cẳng Nhật khỏi Đông Dương.
Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của
A. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đồng Dương
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Từ khi Nhật nhảy vào Đông Dương đến khi Nhật đảo chính Pháp, sự kiện lịch sử nào của Đảng ta đã hoàn thành đường lối cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Hội nghị Trung ương Đảng (11-1939).
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (14 - 15-8-1945).
D. Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 - 17-8-1945).
Từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời, phong trào đấu tranh chống Pháp - Nhật của nhân dân ta đều mang tên phong trào
A. Cứu quốc.
B. Việt Minh.
C. Giải phóng.
D. Phản đế.
Tại sao ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Chiến tranh thế giới ngày càng ác liệt.
B. Cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng đường lối.
C. Cách mạng Việt Nam đang trên đà thắng lợi.
D. Thời cơ giành chính quyền, cơ hội ngàn năm có một đang đến gần.
Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách hơn bao giờ hết. Đó là cốt lõi của
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
B. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939.
C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
D. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc (14 - 15-8-1945).
Trong quá trình xây dựng lực lượng để tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, để lôi kéo trí thức về với cách mạng, Đảng ta đã
A. cho ra đời Đề cương văn hoá Việt Nam.
B. thành lập Đảng Dân chủ.
C. thành lập Hội Văn hoá cứu quốc.
D. thành lập Mặt trận Việt Minh.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Võng La (Đông Anh) từ ngày 25 đến ngày 28-8-1943 đã
A. hoàn chỉnh đường lối Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
B. vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang
C. vạch ra đường lối để khởi nghĩa vũ trang.
D. thành lập đội Việt Nam Giải phóng quân.
Cho các sự kiện sau:
1. Ngày 16-8-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đoàn quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
2. Ngày 19-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi.
3. Ngày 11-3-1945, khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.
4. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa ở Huế thắng lợi.
Hãy chỉ ra một sự kiện không đồng dạng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Một trong những phương pháp cách mạng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. bạo lực, vũ trang kết hợp với bạo lực chính trị.
B. bạo lực, kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang.
C. đi từ đấu tranh đến tổng khởi nghĩa.
D. lợi dụng thời cơ thuận lợi để tổng khởi nghĩa.
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đi từ
A. khởi nghĩa nông thôn lên khởi nghĩa thành thị.
B. khởi nghĩa từng vùng lên tổng khởi nghĩa.
C. khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. chờ thời cơ đến tổng khởi nghĩa.
Quân Trung Hoa Quốc dân đảng khi tiến vào Việt Nam đã làm gì?
A. Sách nhiễu chính quyền cách mạng, đòi cải tổ chính phủ, thay đổi quốc kì Việt Nam.
B. Sử dụng một bộ phận quân đội Nhật đang chờ giải giáp, đánh úp trụ sở chính quyền cách mạng.
C. Ngầm giúp đỡ, trang bị vũ khí cho quân Pháp, ủng hộ các hành động khiêu khích quân sự của Pháp.
D. Cản trở về mặt ngoại giao, vận động các nước lớn không công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Cuối tháng 8-1945, quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?
A. Anh, Pháp.
B. Anh, Trung Hoa Dân quốc.
C. Nhật, Pháp.
D. Pháp, Trung Hoa Dân quốc.
Một trong những ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá I là
A. đánh dấu sự thất bại bước đầu thế lực phản động tay sai trong âm mưu chống phá chính quyền cách mạng.
B. là một cuộc vận động chính trị, quân sự rộng lớn, biểu dương khối đại đoàn kết dân tộc.
C. tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho chính quyền cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên thế giới.
D. nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 - 1946 là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt?
A. Vì lúc đó nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn.
B. Vì lúc đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính, một nửa nước đã có chiến tranh.
C. Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện các thể lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta.
D. Tất cả các ý trên.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào?
A. Bắc Bộ, Nam Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Bắc Bộ, Trung Bộ.
D. Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện các biện pháp kịp thời nào để giải quyết nạn đói sau năm 1945?
A. Phát động phong trào “tăng gia sản xuất”.
B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.
C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hệ thống đê diều.
D. Điều tiết lượng thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm cấm nạn đầu cơ lương thực.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành biện pháp gì để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân sau khi giành thắng lợi?
A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho người không có ruộng.
B. Lấy ruộng đất của đế quốc, địa chủ chia cho dân nghèo.
C. Chia lại ruộng đất công, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lợi dụng danh nghĩa Đồng minh giải giáp phát xít Nhật, kẻ thù nào đã vào miền Bắc nước ta?
A. Thực dân Anh.
B. Thực dân Pháp
C. Quân Trung Hoa Dân quốc.
D. Bọn Việt quốc, Việt cách.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc Việt Nam là
A. Trung Hoa Dân quốc.
B. thực dân Anh.
C. phát xít Nhật.
D. thực dân Pháp.
Khó khăn được coi là khó khăn về đối ngoại ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm.
B. nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng.
C. nạn ngoại xâm, nhất là thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
D. nạn đói, nạn dốt, nội phản.
Ngày 6-1-1946, đã ghi dấu ấn vào lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là ngày
A. ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
B. ngày bầu cử Quốc hội trong cả nước.
C. ngày Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành.
D. ngày Quốc hội nước ta họp phiên đầu tiên.
Ngày 2-3-1946 đi vào lịch sử nước Việt Nam, đó là ngày
A. tổ chức phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước ta.
B. bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh mở Nhà Bình dân học vụ.
D. Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích
A. giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.
B. quyên góp tiền để xây dựng đất nước.
C. quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
D. để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.
Tác dụng của việc thực hiện chính sách nhân nhượng quân đội Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc Việt Nam là
A. làm thất bại âm mưu tiêu diệt chính quyền cách mạng Việt Nam của chúng.
B. hạn chế đến mức thấp nhất những các hoạt động chống phá của quân đội Trung Hoa Dân quốc và các lực lượng phản động tay sai.
C. tạo điều kiện cho ta tập trung đối phó với cuộc xâm lược của Pháp ở Nam Bộ.
D. từng bước loại dần kẻ thù trên đất nước Việt Nam.
Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược
A. hòa với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
B. hòa với Pháp đê đuổi quân Trung Hoa dân quốc.
C. hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
D. câu A và B đúng.
Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?
A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc.
B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
D. Tạo điều kiện lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Ngày 28-2-1946, Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, kí Hiệp ước Hoa - Pháp, lúc đó nhân dân ta lựa chọn con đường
A. tiếp tục hòa với Trung Hoa Dân quốc.
B. đánh Trung Hoa Dân quốc.
C. hòa với Pháp để mượn Pháp đánh Trung Hoa Dân quốc.
D. đánh cả Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia
A. độc lập.
B. tự đo.
C. thuộc Pháp.
D. thuộc địa, nửa phong kiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tăng gia sản xuất, Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!” nhằm
A. giải quyết khó khăn về nạn đói.
B. động viên đồng bào sản xuất
C. giải quyết khó khăn về kinh tế.
D. thực hiện ngày đồng tâm.
Khẩu hiệu “Ngày đồng tâm” là một trong những biện pháp nhằm giải quyết
A. nạn dốt.
B. nạn đói.
C. khó khăn tài chính.
D. đánh giặc ngoài.
Cao uỷ Pháp ở Đông Dương trong thời kì từ cuối năm 1945 đến năm 1947 là
A. Lơcơléc.
B. Bôlae.
C. Đácgiăngliơ.
D. Rơve.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước 14-9-1946 với Chính phủ Pháp tại đâu?
A. Thành phố Đà Lạt.
B. Phôngtennơblô.
C. Pari.
D. Thủ đô Hà Nội.
Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự,... thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của
A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.
B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945.
C. Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945.
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I (6-1-1946).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta có thuận lợi cơ bản nhất là
A. nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
B. phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa phụ thuộc
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển.
D. có Đảng lãnh đạo, có lãnh tụ sáng suốt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Biện pháp quan trọng nhất để chính quyền cách mạng kịp thời giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám là
A. dựa vào lòng nhiệt tình yêu nước của nhân dân.
B. Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam (31-1-1946).
C. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1941).
D. tiết kiệm chi tiêu.
Lý do cơ bản nhất để ta chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc trước ngày 6-3-1946 là
A. ta chưa đủ sức đánh hai vạn quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Trung Hoa Dân quốc có bọn tay sai Việt quốc, Việt cách hỗ trợ từ bên trong
C. tránh tình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
D. hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau.
Nội dung đầu tiên của Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là
A. hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía nam.
B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng.
C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thoả thuận cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay cho quân Trung Hoa Dân quốc,...
D. Việt Nam nhân nhượng cho Pháp về kinh tế và văn hoá.
Trên cơ sở phân tích tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng đã đề ra
A. Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
B. quyết định cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng thành Chính phủ lâm thời
C. Chỉ thị thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.
D. Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”.
Ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp vì
A. Pháp được Anh hậu thuẫn.
B. ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
C. Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
D. Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
Nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc sang hòa hoãn với Pháp là
A. Quốc hội khoá I (2-3-1946) nhường cho Trung Hoa Dân quốc một số ghế trong Quốc hội.
B. Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946).
C. Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946).
D. Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).
Nguyên nhân chủ yếu làm cho Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) không có kết quả là
A. thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.
B. thời gian đàm phán ngắn, âm mưu của Pháp chưa được thỏa đáng
C. ta chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao.
D. ta không có được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
Cho các sự kiện:
1. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp phiên đầu tiên.
2. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua.
3. Bầu cử Quốc hội đầu tiên trong cả nước.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1.
B. 3, 1, 2.
C. 3, 2, 1.
D. 1, 3, 2.
Một trong những sách lược mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với Trung Hoa Dân quốc là
A. nhân nhượng cho Trung Hoa Dân quốc mọi mặt.
B. nhận tiêu tiền Trung Quốc mất giá.
C. tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc.
D. nhượng cho Trung Hoa Dân quốc một phần đất ở miền Bắc.