Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên Bang Nga (1991 – 2000)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất vào năm nào?

A. Năm 1957.     

B. Năm 1949.      

C. Năm 1960.       

D. Năm 1961.

Câu 2:

Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là:

A. Mĩ và Liên Xô. 

B. Mĩ và Nhật Bản.

C. Liên Xô và các nước Tây Âu. 

D. Nhật Bản và Liên Xô.

Câu 3:

Tổng thống Goocbachốp tuyên bố từ chức vào thời gian nào?

A. Ngày 25/12/1991. 

B. Ngày 21/12/1991. 

C. Ngày 19/8/1991. 

D. Tháng 3/1985.

Câu 4:

Iuri Gagarin là

A. người đầu tiên bay vào vũ trụ.     

B. người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

C. người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo. 

D. người đầu tiên bay vào sao hoả.

Câu 5:

Công cuộc cải tổ của Liên Xô kéo dài trong bao nhiêu năm?

A. 5 năm (1985-1990). 

B. 4 năm (1985-1989).  

C. 7 năm (1985-1992).  

D. 6 năm (1985-1991).

Câu 6:

Đâu là sai lầm trong đường lối cải cách về kinh tế của Goócbachop?

A. Chưa có định hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường.

B. Vội vã chuyển sang nền kinh tế thị trường mà thiếu sự điều tiết của nhà nước.

C. Quá coi trọng thành phần kinh tế tư nhân mà không tập trung cho các thành phần kinh tế khác.

D. Quá coi trọng vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết các thành phần kinh tế

Câu 7:

Theo quy định của Hiến pháp tháng 12 - 1993, nước Nga theo thể chế nào?

A. Cộng hòa đại nghị. 

B. Tổng thống Liên bang. 

C. Quân chủ lập hiến.

D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 8:

Sau khi CNXH sụp đổ, kinh tế nước Nga bắt đầu có dấu hiệu phục hồi vào năm nào?

A. Năm 1993. 

B. Năm 1995.

C. Năm 1996. 

D. Năm 1994

Câu 9:

Sản lượng công nghiệp của Liên Xô đạt mức tăng trường tương xứng trước chiến tranh vào năm nào?

A. 1957. 

B. 1950.

C. 1947. 

D. 1945.

Câu 10:

Thuận lợi lớn của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ II là:

A. vị thế, uy tín của Liên Xô được nâng cao trên thế giới.

B. các nước tư bản dỡ bỏ cấm vận, bao vây Liên Xô.

C. trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.

D. Liên bang Xô Viết được mở rộng, số thành viên tăng lên 15 nước.

Câu 11:

Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?

A. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

C. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ) vào nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 12:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô - Mĩ là

A. chuyển từ đồng minh sang thế đối đầu.  

B. cùng thiết lập quan hệ tốt đẹp với Đông Nam Á.

C. đồng minh cùng chống phát xít.   

D. cùng hướng tới mục đích phát triển kinh tế.

Câu 13:

Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng đất nước?

A. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.

B. Lãnh thổ lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.

D. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 14:

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì thể hiện sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu trong việc thực hiện "chiến tranh lạnh"?

A. Thế cân bằng sức mạnh về khoa học vũ trụ.

B. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.

C. Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng.

D. Thế cân bằng sức mạnh về kinh tế.D. Thế cân bằng sức mạnh về kinh tế.

Câu 15:

Ý nghĩa của những thành tựu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1945-1975) là gì? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng.

B. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

C. Xây dựng, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.

D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Câu 16:

Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945-1950 là

A. xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mỹ.

B. nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng.

C. đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.

D. tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị gián đoạn từ năm 1941.

Câu 17:

Hậu quả nghiêm trọng nhất mà công cuộc cải cách ở Liên Xô đã mang lại là

A. đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, rối loạn và sụp đổ.

B. kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng.

C. mâu thuẫn sắc tộc gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi li khai.

D. nhiều cuộc bãi công bùng nổ khắp ở đất nước.

Câu 18:

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu?

A. Chính phủ các nước Đông Âu không đề ra những cải cách cần thiết và đúng đắn.

B. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự khủng hoảng của Liên Xô.

C. Chính phủ nhiều nước Đông Âu đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng.

D. Các thế lực chống phá CNXH trong và ngoài nước ra sức kích động quần chúng, thúc đẩy hoạt động các hoạt động lật đổ.

Câu 19:

Nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là:

A. Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực tay sai.

B. Những khuyết tật, thiếu sót của CNXH duy trì quá lâu, cản trở sự phát triển của xã hội.

C. Đã xây dựng mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót.

D. Nền kinh tế thiếu năng động đưa đến sự thụ động về xã hội và thiếu dân chủ, công bằng xã hội.

Câu 20:

Tại sao các nhà lãnh đạo Liên Xô lại ngồi im không chịu cải cách trước cuộc khủng hoảng năm 1973?

A. Cho rằng quan hệ sản xuất XHCN là quá ưu việt, Liên Xô không thể chịu tác động của khủng hoảng cũng như thời kì 1929 - 1933.

B. Cho rằng đó chỉ là một cuộc khủng hoảng nhỏ, tự nó sẽ trôi qua mà không cần phải cải cách.

C. Họ không thể đề ra một phương án tối ưu để tránh khỏi tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.

D. Liên Xô cho rằng hệ thống XHCN là hệ thống liên minh khép kín nên không chịu tác động của ảnh hưởng bên ngoài.

Câu 21:

Đường lối cải tổ của M.Goócbachốp tập trung vào việc

A. cải tổ xã hội

B. cải tổ kinh tế triệt để.

C. cải tổ hệ thống chính trị. 

D. cải tổ văn hóa.

Câu 22:

Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng công trình gì?

A. Nhà máy thủy điện Yaly.   

B. Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.

C. Cầu Long Biên. 

D. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Câu 23:

Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã mắc những thiếu sót sai lầm chủ yếu nào?

A. Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh.

B. Thiếu công bằng xã hội, chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.

C. Không chú trọng phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

D. Mất cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Câu 24:

Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là

A. sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

B. sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin.

C. sự thất bại hoàn toàn của Liên Xô.

D. sự sụp đổ của một mô hình XHCN chưa khoa học.

Câu 25:

Điểm chung trong các kế hoạch dài hạn mà nhân dân Liên Xô xây dựng thời kì này là gì?

A. Đều tiến hành trong 6 năm.

B. Đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.

C. Đều không hoàn thành.

D. Đều bị chậm tiến độ.

Câu 26:

Sau một thời gian dài tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP luôn là số âm, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có tín hiệu phục hội dưới thời tổng thống nào?

A. D. Medvedev  

B. B. Enxin. 

C. M. Goócbachốp. 

D. V. Putin.

Câu 27:

Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ và viện trợ chủ yếu từ quốc gia nào trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A. Liên Xô.

B. Cuba.     

C. Ấn Độ.   

D. Trung Quốc.

Câu 28:

Từ sau 1945, hệ thống XHCN thế giới được hình thành, lớn mạnh, hợp tác chặt chẽ với nhau. Vậy, cơ sở hợp tác lẫn nhau cơ bản nhất là gì?

A. Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH, chung hệ tư tưởng Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

B. Cùng chung mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ.

C. Cùng muốn củng cố thêm tiềm lực quốc phòng, góp phần duy trì hòa bình và an ninh nhân loại.

D. Sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Câu 29:

Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?

A. Liên Xô sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn trên toàn thế giới.

B. Phá thế độc quyền của Mĩ về vũ khí nguyên tử.

C. Liên Xô là nước thứ 3 trên thế giới có vũ khí nguyên tử.

D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc đầu tiên trên thế giới có vũ khí nguyên tử.

Câu 30:

Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự rối loạn và suy yếu của Đảng cộng sản và Nhà nước Xô Viết cuối những năm 80?

A. Sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài.

B. Uy tín của Goócbachop bị giảm sút.

C. Chính sách đa nguyên về chính trị.

D. Những vụ bê bối trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước Xô viết.