Liên Xô và câc nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa nhưng năm 70. Nguyên nhân tan rã của (Có đáp án)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa
Sự kiện nào dưới đây gắn với các nước nước Đông Âu trong những năm 1947 -1948?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội
B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản
C. Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân
D. Đang chống chủ nghĩa phát xít Đức
Nhiệm vụ chính trị của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì?
A. Tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh
B. Tiến hành cải cách ruộng đất
C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản
D. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ban hành các quyền tự do dân chủ
Nguyên nhân nào dưới đây không gắn vớỉ sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?
A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít
B. Do nghị quyết của Hội nghị I-an-ta (2 - 1945)
C. Do thành quả đấu tranh của các lực lượng yêu nước chống phát xít ở Đông Au và do Hông quân Liên Xô truy kích thăng lợi quân phát xít Đức
D. Do nhân dân dân các nước Đông Âu bị chiến tranh tàn phá
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?
A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.
C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.
D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích
A. khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh
B. củng cố quốc phòng an ninh
C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô được tiến hành trong thời gian bao lâu?
A. 4 năm 3 tháng
B. 1 năm 3 tháng
C. 12 tháng
D. 9 tháng
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) được Liên Xô tiến hành đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?
A. 1 năm 3 tháng
B. 9 tháng
C. 12 tháng
D. 10 tháng
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã
A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ
B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ
C. Buộc các nước phương Tây phải nể sợ
D. Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ
Năm 1949, Khoa học - kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển nhanh chóng được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo
B. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ
C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
D. Liên Xô phóng thành công tàu phương Đông
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới trong khoảng thời gian nào?
A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX.
Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới?
A. Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới.
B. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.
D. Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.
Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
C. Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.
D. Liên Xô phóng thành công trạm tự động “Mặt Trăng 3” (Luna 3) bay vòng quanh phía sau Mặt Trăng.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.
B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?
A. Nhà nước Liên Xô tê liệt.
B. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thành lập các nước Cộng hòa.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.
D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống
Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?
A. Sự sụp đổ của Liên Xô
B. Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
C. Sự tan rã của khối SEV và VACSAVA
D. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?
A. Mĩ
B. Nhật Bản
C. Trung Quốc
D. Liên Xô
Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô chứng tỏ điều gì?
A. Liên Xô là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.
B. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
C. Vượt xa những thành tựu về khoa học vũ trụ của Mĩ.
D. Tạo tiềm lực để Liên Xô tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong giai đoạn từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX
A. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.
D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950
A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết
B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh
C. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc
Thuận lợi chủ yếu của Liên Xô trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới
B. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.
C. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô
D. Giành được nhiều thuộc địa trong chiến tranh
Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết trong những năm 1945 - 1991 là
A. hòa bình, trung lập và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc
C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ
Nội dung nào không phải đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới.
B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh
D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. Sai lầm trong quá trình cải tổ
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?
A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới.
C. Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới.
D. Đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thành tựu của Liên Xô và Đông Âu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa
B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
C.Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự
D.Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?
A. Chậm tiến hành cải tổ
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
B. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.
C. Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì thể hiện vai trò quan trọng của mình với Mĩ và Tây Âu?
A. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế đối với Mĩ và phương Tây.
B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng đối với Mĩ và phương Tây.
C. Thế cân bằng sức mạnh về quốc phòng với Mĩ và phương Tây.
D. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ đối với Mĩ và phương Tây.
Anh (chị) có nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Sự sụp đổ của này là tất yếu
B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế
C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa
D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?
A. Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất.
B. Không. Vì trên thế giới còn sự tồn tại các nước chủ nghĩa xã hội.
C. Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu.
D. Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.
Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa
B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
C.Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch
D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước
Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì?
A. Tiến hành đổi mới mạnh mẽ, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
B. Luôn đề phòng cảnh giác với nguy cơ diễn biến hoà bình, tự chuyển hóa.
C. Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp.
D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hợp tác chỉ với các nước Đông Nam Á
Một trong những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra từ thất bại của Liên Xô trong công cuộc cải tổ 1985 - 1991 là
A. Phải xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
B. Phải mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước.
C. Phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
D. Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX là
A. Bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước phương Tây.
B. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước tư bản trên thế giới.
C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Hòa bình, trung lập, mở rộng quan hệ đối ngoại toàn cầu.
Thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 - nửa đầu những năm 70) có ý nghĩa
A. Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ.
B. Nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. .
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
D. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội