Luyện tập tổng hợp KHTN 6 học kì 2 (Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành  (ảnh 1)

A. Màng tế bào.

B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 2:

Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.

B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào
Câu 3:
Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

A. Động vật, Thực vật, Nấm.

B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus.
C. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
D. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus.
Câu 4:

Khóa lưỡng phân là

A. khóa nhận dạng trong đó trình tự và cấu trúc các bước nhận dạng do tác động của chiếc khóa đó quy định.

B. tập hợp các đặc điểm để phân biệt sinh vật trong tự nhiên
C. khóa mô tả các sinh vật trong tự nhiên.
D. khóa nhận dạng sinh vật trong tự nhiên dựa vào những đặc điểm sẵn có của chúng.
Câu 5:

Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là

A. Có lông vũ và không có lông vũ.

B. Có mỏ và không có mỏ.
C. Biết bay và không biết bay. 
D. Có cánh và không có cánh.  
Câu 6:

Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây?

A. Kính hiển vi.

B. Kính lúp cầm tay.
C Kính thiên văn.
D. Kính hồng ngoại.
Câu 7:

Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn?

A. Kính lúp.

B. Kính viễn vọng.
C. Kính soi nổi
D. Kính hiển vi
Câu 8:

Vi khuẩn không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm.

B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh.
C. Có hình thái đa dạng: hình que, hình cầu, hình dấu phẩy,…
D. Sống kí sinh bắt buộc.
Câu 9:

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?

A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
D. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người
Câu 10:

Biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virus gây ra trên thực vật là

A. Vệ sinh đồng ruộng.

B. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
C. Chọn giống cây sạch bệnh.
D. Cả ba biện pháp trên.
Câu 11:

Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:

A. âm.

B. hao phí.
C. cơ năng.
D. ánh sáng
Câu 12:
Chuyển động nhìn thấy là chuyển động nào sau đây?

A. Mặt Trăng mọc vào buổi tối.

B. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
D. Cả A và B
Câu 13:
Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì?

A. Hệ Mặt Trời.

B. Thiên Hà.
C. Ngân Hà.
D. Thái Dương hệ.
Câu 14:

Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
D. Cả 3 phát biểu trên đều sai.
Câu 15:

Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là:

A. khoảng hai tuần.

B. khoảng ba tuần.
C. khoảng 1 tuần.
D. khoảng 1 tháng
Câu 16:
Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban đêm?
Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban đêm? (ảnh 1)

A. Ở vị trí M và P đang là ban đêm.

B. Ở vị trí Q và N đang là ban đêm.
C. Ở vị trí M và N đang là ban đêm.
D. Ở vị trí Q và P đang là ban đêm.
Câu 17:

Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.

B. Hải Vương tinh.
C. Diêm Vương tinh.
D. Thổ tinh.
Câu 18:

Hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước, vì:

A. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.

B. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Đông.
C. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Nam.
D. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Bắc.
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng.

B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ phần Mặt Trăng được chiếu sáng quay về phía Trái Đất.
Câu 20:
Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng:

A. Nồi cơm điện

B. Bàn là điện.
C. Tivi.
D. Máy bơm nước.
Câu 21:

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.

A. tốc độ lớn hơn.

B. tốc độ nhỏ hơn.
C. cùng tốc độ.
D. tốc độ không thay đổi.
Câu 22:
Nêu sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động của đèn tín hiệu giao thông dùng năng lượng mặt trời
Nêu sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động của đèn tín  (ảnh 1)

A. Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành điện năng trong pin.

B. Năng lượng nhiệt Mặt Trời chuyển hóa thành thế năng trong pin.
C. Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành quang năng trong pin.
D. Năng lượng nhiệt Mặt Trời chuyển hóa thành quang năng trong pin
Câu 23:

Chọn phát biểu đúng.

A. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời.

 

B. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở nơi không nhận được ánh sáng Mặt Trời là buổi tối.
C. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở nơi không nhận được ánh sáng Mặt Trời là buổi sáng 
D. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều nhìn thấy Mặt trời.
Câu 24:
Trái Đất có những chuyển động nào?

A. Tự quay quanh trục từ tây sang đông.

B. Quay quanh Mặt Trời.
C. Quay quanh Mặt Trăng.
D. Cả A và B.
Câu 25:

Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:

A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 26:

Quan sát hình và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?

Quan sát hình và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp  (ảnh 1)

A. Điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng.

B. Điện năng chuyển hóa thành quang năng và năng lượng âm.
C. Điện năng chuyển hóa thành hóa năng và nhiệt năng.
D. Điện năng chuyển hóa thành thế năng và nhiệt năng.
Câu 27:

Biện pháp nào sau đây là biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng điện?

A. Nên đi xe đạp hoặc đi bộ tới những địa điểm gần.

B. Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần.
C. Nên vặn nhỏ bếp ga khi cần hầm thức ăn.
D. Rót nước vừa đủ để uống.
Câu 28:

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”

Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.

A. ánh sáng.

B. hình ảnh.
C. bóng.
D. hình chiếu
Câu 29:
Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời.
Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời  (ảnh 1)

A. Hiện tượng mặt trời mọc.

B. Hiện tượng mặt trời lặn.
C. Không thấy hiện tượng gì.
D. Đang là ban đêm.
Câu 30:

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:

A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.
D. Cả B và C.