Luyện tập tổng hợp Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20 cm, với F1 = 15N và có hợp lực F = 25N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?

A. F2 = 10 N, d2 = 12 cm. 
B. F2 = 30 N, d2 = 22 cm.
C. F2 = 5 N, d2 = 10 cm.   
D. F2 = 20 N, d2 = 2 cm.
Câu 2:

Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg, thúng ngô nặng 20 kg. Đòn gánh có chiều dài l,5 m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng khi đó vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh lấy g = 10 m/s2 .

A. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.      
B. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.   
C. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.         
D. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.
Câu 3:

Xác định hợp lực F của hai lực song song F1, F2 đặt tại A, B biết F1 = 2N, F2 = 6N, AB = 4cm. Xét trường hợp hai lực cùng chiều.

Xác định hợp lực F của hai lực song song F1, F2 đặt tại A, B biết F1 = 2N, F2 = 6N, AB = 4cm. Xét trường hợp hai lực cùng chiều. (ảnh 1)
A.  F có giá qua O cách B 3 cm, cách A l cm, cùng chiều với  F1;F2 và có độ lớn F = 8N.
B.  F có giá qua O cách A 3 cm, cách B l cm, cùng chiều với  F1;F2 và có độ lớn F = 8N.
C.  F có giá qua O cách A 3 cm, cách B l cm, cùng chiều với  F1;F2và có độ lớn F = 15 N.
D.  F có giá qua O cách B 3 cm, cách A l cm, cùng chiều với  F1;F2và có độ lớn F = 6 N.
Câu 4:

Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất trong hình bên.

Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất trong hình bên. (ảnh 1)

A. Cách mép trái đoạn 36,25 cm.      
B. Cách mép trái đoạn 30,2 cm.
C. Cách mép phải đoạn 25,4 cm.  
D. Cách mép phải đoạn 15,6 cm.
Câu 5:

Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m. Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.

Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m (ảnh 1)

A. FA=100N  ;FB=100N

B. FA=50N  ;FB=50N

C. FA=50N  ;FB=100N

D. FA=100N  ;FB=50N

Câu 6:

Một thanh chắn đường dài 8 m, có trọng lượng 220 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,5 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,8 m. Để giữ thanh cân bằng thì phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu?

Một thanh chắn đường dài 8 m, có trọng lượng 220 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,5 m. (ảnh 1)
A. 1,06 N.
B. 10,6 N.
C. 106 N.
D. 1060 N.