Luyện tập tổng hợp Xác định moment lực - ngẫu lực

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

A. 0,38 m.
B. 0,33 m.
C. 0,21 m.
D. 0,6 m.
Câu 2:

Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như hình vẽ dưới đây. Xác định độ lớn lực tác dụng vào bánh xe ở hình a và hình b. Từ đó, hãy cho biết trường hợp nào sẽ có lợi hơn về lực.

Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như hình vẽ dưới đây (ảnh 1)
A. Trường hợp a.
B. Trường hợp b.
C. Cả hai trường hợp như nhau.
D. Không xác định được.
Câu 3:

Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

A. 200 N.m.
B. 200 N/m.
C. 2 N.m.
D. 2 N/m.
Câu 4:

Chọn đáp án đúng.

A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
Câu 5:

Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:

A. M = 0,6 N.m.
B. M = 600 N.m.
C. M = 6 N.m.
D. M = 60 N.m
Câu 6:

Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là

Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là (ảnh 1)
A. 200 N.m.   
B. 2 N.m.   
C. 20 N.m.  
D. 8 N.m.
Câu 7:

Moment lực đối với trục quay là

A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng thương của lực với cánh tay đòn của nó.
C. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tổng của lực với cánh tay đòn của nó.
D. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng hiệu của lực với cánh tay đòn của nó.
Câu 8:

Một lực 2 N tác dụng vào thanh rắn như hình vẽ dưới đây. Độ lớn của moment lực là

Một lực 2 N tác dụng vào thanh rắn như hình vẽ dưới đây. Độ lớn của moment lực là (ảnh 1)
A. 2 N.m.
B. 1 N.m.
C. 0,5 2 N.m.
D. 0,5 3 N.m.
Câu 9:

Tác dụng cặp ngẫu lực có độ lớn F1 = F2 = F = 10 N vào vật có trục quay và khoảng cách từ giá của mỗi lực đến trục quay là 10 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

A. 10 N.m.   
B. 20 N.m. 
C. 2 N.m.   
D. 1 N.m.
Câu 10:

Người lái xe tác dụng hai lực lên vô lăng như hình vẽ. Đây là cặp lực

Người lái xe tác dụng hai lực lên vô lăng như hình vẽ. Đây là cặp lực (ảnh 1)
A. Cặp lực cân bằng.   
C. Cặp lực trực đối.
B. Cặp ngẫu lực.  
D. Một ngẫu lực.
Câu 11:

Tác dụng ngẫu lực có độ lớn 10 N vào núm xoay của vòi nước như hình. Biết cánh tay đòn của ngẫu lực là 2 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

Tác dụng ngẫu lực có độ lớn 10 N vào núm xoay của vòi nước như hình. (ảnh 1)
A. 0,1 N.m.  
B. 0,2 N.m. 
C. 2 N.m. 
D. 1 N.m.
Câu 12:

Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.

A. 10 N.     
B. 10 Nm. 
C. 11 N.   
D. 11 Nm.