[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 8)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng Bằng Sông Hồng.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Biện pháp chủ yếu để mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là
A. lập vườn quốc gia.
B. tích cực trồng mới.
C. tăng cường khai thác.
D. làm ruộng bậc thang.
Cơ cấu sản phẩm công nghiệp nước ta hiện nay
A. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản.
B. tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp, có chất lượng.
C. tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng trung bình.
Vùng có các ngành công nghiệp non trẻ, nhưng lại phát triển rất mạnh ở nước ta là
A. Tây Nguyên.
B. Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Hạn chế chủ yếu trong phát triển công nghiệp của Duyên Hải Nam Trung Bộ là
A. nhiên liệu, năng lượng.
B. lao động, thị trường.
C. năng lượng, thị trường.
D. thiếu vốn, kĩ thuật.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết cù lao Chàm thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ngãi.
B. Bình Định.
C. Quảng Nam.
D. Phú Yên.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ?
A. Đồng Hới.
B. Nha Trang.
C. Sa Pa.
D. Lạng Sơn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc Tây Nguyên?
A. Tràm Chim.
B. Cát Tiên.
C. Pù Mát.
D. Bù Gia Mập.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi cao nhất trong các núi sau đây?
A. Nam Decbri.
B. Chư Pha.
C. Kon Ka Kinh.
D. Ngọc Krinh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Quảng Bình.
D. Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Mỹ Tho.
B. Cần Thơ.
C. Quy Nhơn.
D. Biên Hòa.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất?
A. Bình Thuận.
B. Khánh Hòa.
C. Ninh Thuận.
D. Lâm Đồng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn thủy sản khai thác?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Ninh Bình.
D. Hà Tĩnh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Sóc Trăng có ngành nào sau đây?
A. Luyện kim màu.
B. Sản xuất ôtô.
C. Luyện kim đen.
D. Chế biến nông sản.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?
A. Hạ Long.
B. Nam Định.
C. Hải Dương.
D. Hà Nội.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng biển?
A. Cảng Việt Trì.
B. Cảng Cần Thơ.
C. Cảng Cái Lân.
D. Cảng Sơn Tây.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có du lịch biển?
A. Đà Lạt.
B. Hà Nội.
C. Lạng Sơn.
D. Vũng Tàu.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Tuyên Quang.
B. Lào Cai.
C. Hà Giang.
D. Cao Bằng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết sân bay Đồng Hới thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Bình.
B. Thanh Hóa.
C. Hà Tĩnh.
D. Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhà máy thủy điện nào sau đây?
A. Yaly.
B. Xê Xan 3.
C. Xê Xan 3A.
D. Sông Hinh.
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM 2019
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
(Nguồn: theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019)
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào có cán cân xuất siêu năm 2019?
A. Ma-lai-xi-a.
B. Phi-li-pin.
C. Xin-ga-po.
D. Thái Lan.
Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về mật độ dân số một số nước Đông Nam Á năm 2019?
A. In-đô-nê-xi-a có mật độ dân số gấp hơn 5 lần so với mật độ dân số Lào.
B. Việt Nam có mật độ dân số lớn hơn Campuchia, thấp hơn In-đô-nê-xi-a.
C. Mật độ dân số Philipin cao gấp 3 lần dân số In-đô-nê-xi-a, 10 lần so với Lào.
D. Mật độ dân số các nước Đông Nam Á có sự chênh lệch lớn giữa các nước.
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B. có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
C. khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt.
D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ
A. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
B. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
C. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở các cấp học.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra
A. khá nhanh, trình độ đô thị hóa còn thấp.
B. khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
C. nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới.
D. diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay
A. phát triển mạnh các ngành kinh tế trọng điểm.
B. hình thành các khu công nghiệp tập trung.
C. quy hoạch các vùng chuyên canh nông nghiệp.
D. hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay là
A. nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
B. hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C. công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
D. cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác hải sản ở nước ta là
A. ảnh hưởng của bão biển và gió mùa Đông Bắc.
B. phương tiện đánh bắt lạc hậu, chậm đổi mới.
C. nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng.
D. sạt lở bờ biển, môi trường nhiều nơi bị suy thoái.
Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là
A. tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
B. mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng.
C. phát triển tốc độ cao, loại hình đa dạng.
D. đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì
A. tăng sản lượng đánh bắt, thu nhập, phát triển kinh tế.
B. giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
C. mang lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
D. khẳng định chủ quyền vùng biển và hải đảo nước ta.
Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở nước ta hiện nay là
A. thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm.
B. đầu tư, thu hút nhiều ngành sản xuất tham gia.
C. phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường.
D. đổi mới quản lí, tăng cường liên kết nước ngoài.
Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Đồng bằng sông Hồng là
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút mạnh vốn đầu tư.
B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. cơ cấu ngành đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú.
D. sản phẩm phong phú, hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng.
Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển cây công nghiệp cận nhiệt ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. diện tích rộng, nhiều kiểu địa hình.
B. có mùa đông lạnh, địa hình đồi núi.
C. nguồn nước mặt dồi dào nhiều nơi.
D. có nhiều loại đất feralit khác nhau.
Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các tuyến đường ngang ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. phát triển kinh tế các huyện phía tây, nâng cao đời sống nhân dân.
B. mở rộng vùng hậu phương cảng, tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng.
C. xây dựng nhiều khu kinh tế cửa khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế.
D. hình thành thêm mạng lưới đồ thị mới, phân bố lại dân cư các vùng.
Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là
A. đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, đẩy mạnh chế biến gỗ.
B. chú trọng giao đất, giao rừng, tổ chức định canh định cư cho người dân.
C. đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
D. khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ, hạn chế xuât khẩu gỗ tròn.
Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
B. Thay đổi quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
C. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
Sự khác nhau về mưa giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của
A. bão, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong bán cầu Bắc và độ dốc các sườn núi.
B. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam và các dãy núi hướng vòng cung.
C. vị trí gần hay xa biển và độ cao của các đỉnh núi, hướng của các dãy núi.
D. gió theo hướng tây nam, gió theo hướng đông bắc và địa hình vùng núi.
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm.
C. tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới.
D. tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.
Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất cây công nghiệp và góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên ở vùng Tây Nguyên là
A. hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh, đẩy mạnh chế biến cây công nghiệp.
B. đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
C. đa dạng cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu.
D. đảm bảo cơ sở lương thực cho dân, đẩy mạnh chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm
Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2018
(Đơn vị: Nghìn người)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Cột.