[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề) - Đề 14

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. W.                        
B. Al.                        
C. Na.                       
D. Fe.
Câu 2:

Điện phân dung dịch muối nào sau đây sẽ thu được kim loại?

A. AgNO3.                
B. NaCl.                    
C. MgSO4.                
D. Al(NO3)3.
Câu 3:

Chất nào sau đây gọi là xút ăn da?

A. NaNO3.               
B. NaHCO3.              
C. Na2CO3.               
D. NaOH.
Câu 4:

Kim loại kiềm phản ứng với chất nào sau đây tạo thành dung dịch kiềm?

A. O2.                        
B. Cl2.                       
C. H2O.                     
D. S.
Câu 5:

Nước vôi trong chứa chất tan nào sau đây?

A. CaCl2.                                                   

B. Ca(OH)2.

C. Ca(NO3)2.                                              
D. Ca(HCO3)2.
Câu 6:

Ở điều kiện thích hợp, kim loại Mg tác dụng với chất nào sau đây tạo thành dung dịch muối?

A. O2.                        
B. Cl2.                      
C. HCl (dd).              
D. H2O.
Câu 7:

Chất nào sau đây không làm mềm được nước cứng tạm thời?

A. K2CO3.                 
B. Na3PO4.                
C. MgCl2.                  
D. Ca(OH)2.
Câu 8:

Muối kali aluminat có công thức là

A. KAlO2.                 
B. KCl.                      
C. K2SO4.                 
D. KNO3.
Câu 9:

Oxit sắt từ có công thức là

A. FeCl2.                   
B. FeCl3.                   
C. FeS.                      
D. Fe3O4.
Câu 10:

Kim loại Fe không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. CuSO4.                                                 

B. HCl.

C. NaOH.                                                   
D. HNO3 loãng.
Câu 11:

Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe3O4.                  
B. Fe.                        
C. FeO.                     
D. Fe2O3.
Câu 12:

Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (Có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là

A. phèn chua.            
B. vôi sống.              
C. thạch cao.             
D. muối ăn.
Câu 13:

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ca(NO3)2 và NH4Cl.                              

B. NaHSO4 và NaOH.

C. Ba(NO3)2 và H2SO4.                               
D. Na2S và HCl.
Câu 14:

Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng

A. este hóa.               
B. trung hòa.             
C. kết hợp.                
D. ngưng tụ.
Câu 15:

Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5.                               

B. C15H31COOCH3.

C. CH3COOCH2C6H5.                                
D. (C17H33COO)2C2H4.
Câu 16:

Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Saccarozơ.            
B. Fructozơ.              
C. Tinh bột.              
D. Glucozơ.
Câu 17:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tính chuyển màu xanh?

A. CH3NH2.                                               

B. H2NCH2COOH.

C. CH3COOH.                                            
D. HCl.
Câu 18:

Amin nào sau đây là amin bậc 2?

A. C2H5NH2.             
B. (CH3)3N.               
C. C6H5NH2.             
D. (CH3)2NH.
Câu 19:

Chất nào sau đây không phải là polime?

A. Tơ nilon - 6.                                          

B. Etyl axetat.

C. Tơ nilon – 6,6.                                        
D. Thủy tinh hữu cơ.
Câu 20:

Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon thơm?

A. Benzen.                
B. Metan.                  
C. Axetilen.              
D. But-1-en.
Câu 21:

Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Từ X có thể điều chế được sobitol.

B. Y không tham gia phản ứng tráng gương.

C. Y có nhiều trong cây mía, của cải đường.

D. Phân tử khối của Y là 344.
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Công thức phân tử của metylamin là CH5N.

B. Hexametylenđiamin có 2 nguyên tử N.  

C. Phân tử C4H9O2N có 2 đồng phân a-amino axit.

D. Hợp chất Ala-Gly-Ala-Glu có 5 nguyên tử oxi.
Câu 23:

Cho các loại tơ sau: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ lapsan (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit?

A. 6.                          
B. 4.                          
C. 3.                          
D. 5.
Câu 24:

Đốt nóng dây đồng kim loại đã cuộn thành lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màu xanh, sau đó nhúng vào chất hữu cơ X đựng trong ống nghiệm. Sau phản ứng thu được chất hữu cơ Y và thấy màu đen của dây đồng chuyển sang màu đỏ. Tên gọi của X là

A. ancol etylic.                                           

B. axit axetic.

C. etyl axetat.                                            
D. anilin.
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

B. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

C. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II).

D. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
Câu 26:

Phát biểu nào sau đây sai?   

A. Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng.

B. Phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Ca(HCO3)2 bằng dung dịch NaOH.

C. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

D. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ không thu được kết tủa.
Câu 27:

Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là  

A. 32,4.                     
B. 16,2.                    
C. 21,6.                    
D. 43,2.
Câu 28:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit X mạch hở, thu được 3,36 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là 

A. 0,075.                   
B. 0,150.                   
C. 0,300.                  
D. 0,225.
Câu 29:

Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là

A. 60%.                     
B. 40%.                     
C. 80%.                    
D. 20%.
Câu 30:

Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và K có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 7,30.                     
B. 5,84.                     
C. 6,15.                     
D. 8,4.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo rắn thành chất béo lỏng.

(b) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

(c) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.

(d) Một số polime như polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.

(e) Các loại dầu thực vật và đầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.

(g) Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.

Số phát biểu sai

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Trộn 1,2a mol Cu với a mol hỗn hợp Fe2O3, Fe3O4 rồi hòa tan vào dung dịch HCl dư.

(b) Cho dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaOH và 1,2a mol KOH vào dung dịch chưa 0,6a mol Al(NO3)3.

(c) Cho dung dịch chứa a mol KHCO3 dư vào dung dịch chứa 0,5a mol Ca(OH)2.

(d) Cho dung dịch chứa x mol AgNO3 vào dung dịch chứa x mol FeCl3.

(e) Cho x mol Ag vào dung dịch chứa 4x mol HNO3, giải phóng khí NO.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 2.                          
B. 3.                          
C. 4.                          
D. 5.
Câu 33:

Hỗn hợp X gồm hai este có công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 13,6 gam X cần tối đa 80 ml dung dịch NaOH a mol/lít, thu được 12 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của a

A. 2.                          
B. 1,75.                     
C. 1.                         
D. 2,25
Câu 34:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol, axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với 120 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là

A. 53,424.                 
B. 52,64.                   
C. 41,44.                   
D. 43,68.
Câu 35:

Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Nếu cho Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 1,379.                   
B. 0,985.                  
C. 1,97.                     
D. 1,576.
Câu 36:

Tiến hành thí nghiệm sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa và 2 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.

Cho các nhận định sau:

(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành kết tủa màu xanh.

(b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng tạo phức, kết tủa bị hòa tan, dung dịch thu được có màu tím.

(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì thu được kết quả tương tự.

(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.

(e) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt peptit Ala-Gly với Ala-Gly-Val.

Số nhận định đúng là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 37:

Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:          

     (a) X   +   2NaOH to 2X1  +  X2                         

     (b) X1  +  HCl  ®  X3   +  NaCl                                                               

     (c) X2  +  2AgNO3  +  3NH3 +  H2O to X4  +  2NH4NO3   +  2Ag¯     

Biết X mạch hở, có công thức phân tử C6H8O5; X1 có hai nguyên tử cacbon trong phân tử. Phát biểu nào sau đây sai?

A. X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.

B. Phân tử khối của X1 là 82.

C. Phân tử X4 có bảy nguyên tử hiđro.

D. X2 là axetanđehit.
Câu 38:

Đốt cháy m gam hỗn hợp Mg, Fe trong oxi một thời gian, thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9m + 4,06) gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 3,75m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Z chứa x gam muối nitrat kim loại. Giá trị của x là

A. 107,6.                   
B. 161,4.                   
C. 173,4.                   
D. 158,92.
Câu 39:

Hỗn hợp E gồm X là este no, hai chức; Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy 14,76 gam E, thu được 16,128 lít CO2 (đktc). Mặt khác, thủy phân 0,09 mol E cần dùng 120 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch hỗn hợp Z chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và 3 muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 80,22%.                
B. 39,57%.                
C. 43,36%.                
D. 66,83%.
Câu 40:

Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X (MZ < 100); T là hợp chất chứa hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 64,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 59,92 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 46,8 gam nước. Mặt khác, 64,6 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,2 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là

A. 21,6 gam.              
B. 23,4 gam.              
C. 32,2 gam.             
D. 25,2 gam.