[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề) - Đề 15

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua?

A. Cu.                       
B. Au.                       
C. Al.                        
D. Ag.
Câu 2:

Trong hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa là

A. +1.                        
B. +2.                        
C. +3.                       
D. +4.
Câu 3:

Ở điều kiện thích hợp, phản ứng của Na với chất nào sau đây tạo thành muối clorua?

A. O2.                        
B. Cl2.                      
C. H2O.                     
D. S.
Câu 4:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là

A. ns2np1.                  
B. ns1.                       
C. ns2.                       
D. ns2np2.
Câu 5:

Kim loại kiềm thổ nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Ba.                       
B. Ca.                        
C. Sr.                        
D. Mg.
Câu 6:

Ion nào gây nên tính cứng của nước?

A. Ca2+, Mg2+.           
B. Mg2+, Na+.            
C. Ca2+, Na+.             
D. Ba2+, Ca2+.
Câu 7:

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(NO3)3.              
B. NaAlO2.                
C. Al(OH)3.               
D. Al2(SO4)3.
Câu 8:

Hợp chất X là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Công thức của X là

A. FeO.                     
B. Fe3O4.                   
C. Fe(OH)3.               
D. Fe(OH)2.
Câu 9:

Ở điều kiện thích hợp, kim loại sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo thành muối sắt(II)?

A. Cl2.                                                       

B. HNO3 loãng.

C. S.                                                           
D. Br2.
Câu 10:

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. ZnO.                     
B. Al2O3.                   
C. CO2.                     
D. Fe2O3.
Câu 11:

Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là

A. N2.                        
B. O2.                        
C. H2.                        
D. CO2.
Câu 12:

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. AlCl3 và KOH.                                      

B. Na2S và FeCl2.

C. NH4Cl và AgNO3.                                 
D. NaOH và NaAlO2.
Câu 13:

Este metyl fomat có công thức là

A. HCOOCH3.                                           

B. CH3COOCH3.

C. HCOOC2H5.                                           
D. CH3COOC2H5.
Câu 14:

Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

A. axit oleic.                                              

B. axit panmitic.

C. glixerol.                                                 
D. axit stearic.
Câu 15:

Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là

A. 6.                          
B. 12.                        
C. 11.                       
D. 5.
Câu 16:

Anilin (C6H5NH2) không phản ứng với chất nào?

A. HCl (dd).              
B. Br2 (dd).                
C. NaOH (dd).          
D. HNO3 (dd).
Câu 17:

Amino axit nào sau đây có 4 nguyên tử oxi?

A. Gly.                      
B. Ala.                     
C. Val.                      
D. Glu.
Câu 18:

Teflon là tên của một polime được dùng làm

A. chất dẻo.                                               

B. tơ tổng hợp.

C. cao su tổng hợp.                                     
D. keo dán.
Câu 19:

Đốt cháy hiđrocacbon nào sau đây thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2?

A. C2H6.                   
B. C2H4.                    
C. C6H6.                    
D. C2H2.
Câu 20:

Cho các chuyển hoá sau:

(1) X + H2O  to,  xt Y             

(2) Y + H2  to,  Ni Sobitol

X, Y lần lượt là:

A. xenlulozơ và saccarozơ.                         

B. tinh bột và fructozơ.

C. tinh bột và glucozơ.                                
D. xenlulozơ và fructozơ.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân tử etylamin có 7 nguyên tử H.

B. Phân tử lysin có 2 nguyên tử O.

C. Phân tử axit glutamic có 2 nguyên tử N.

D. Phân tử khối của glyxin là 75.
Câu 22:

Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 23:

Gần đây, rất nhiều trường hợp tử vong do uống phải rượu giả được pha chế từ cồn công nghiệp. Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là chất X. Chất X có thể gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, tổn thương nội tạng. Tên gọi của X là

A. metanol.                                                

B. etanol.

C. phenol.                                                  
D. propan-1-ol.
Câu 24:

Tiến hành thí nghiệm sau: Cho một ít bột đồng kim loại vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?  

A. Kết tủa sắt xuất hiện và dung dịch có màu xanh.

B. Có khí màu vàng lục của Cl2 thoát ra.

C. Đồng tan và dung dịch có màu xanh.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây sai?   

A. Muối NaHCO3 tan tan ít trong nước.

B. Nối thành đồng với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ.

C. Tên gọi khác của Ca(OH)2 là vôi tôi.

D. Hòa tan hoàn toàn nhôm trong dung dich NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan.
Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn m gam saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 26,4 gam CO2. Giá trị của V là

A. 13,44.                   
B. 14,00.                   
C. 26,40.                  
D. 12,32.
Câu 27:

Hấp thụ V lít khí CO2 vào cốc đựng 50 ml dung dịch Ca(OH)2 0,8M, phản ứng hoàn toàn thu được 2,5 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V bằng

A. 0,560 lít.               
B. 0,224 lít.               
C. 0,448 lít.               
D. 0,672 lít.
Câu 28:

Hỗn hợp X gồm Mg và Al. Hòa tan 1,02 gam X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là

A. 0,1 mol.                
B. 0,2 mol.                
C. 0,04 mol.              
D. 0,08 mol.
Câu 29:

Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 200.                      
B. 100.                      
C. 320.                      
D. 50.
Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

(b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(c) Thành phần chính trong hạt gạo là tinh bột.

(d) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

(e) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

(g) Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 31:

Thực hiện các thí nghiệm (TN) sau:

- TN1: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20%, lắc đều sau đó lắp ống sinh hàn rồi đun nóng nhẹ ống nghiệm trong khoảng 5 phút.

- TN2: Cho một lượng tristearin, vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, sau đó rót thêm 10 – 15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên.

- TN3: Đun nóng triolein (C17H33COO)3C3H5) rồi sục dòng khí hiđro (xúc tác Ni) trong nồi kín sau đó để nguội. Hiện tượng nào sau đây không đúng?

A. Ở TN1, sau khi thêm H2SO4, dung dịch phân thành 2 lớp.

B. Ở TN1 và TN2, sau khi đun đều thu được dung dịch đồng nhất.

C. Ở TN2, sau các quá trình thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

D. Ở TN3, sau phản ứng thu được một khối chất rắn ở nhiệt độ thường.
Câu 32:

X là trieste tạo bởi glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. X có các đặc điểm:

- Trong X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 3.

- Đốt cháy hoàn toàn x mol X, thu được y mol CO2 và z mol H2O với y – z = 3x.

- X có đồng phân hình học cis - trans.

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Có 2 công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.

B. X có phản ứng tráng bạc.

C. Xà phòng hoá hoàn toàn 16,2 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 6,9 gam glixerol.

D. Phân tử X có 10 nguyên tử hiđro.
Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.

(b) Điện phân nóng chảy Al2O3.

(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.

(d) Cho từ từ dung dịch hỗn hợp chứa 0,5x mol HCl, 0,25x mol H2SO4 và dung dịch chứa 1,1x mol Na2CO3.

(e) Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

A. 2.                          
B. 3.                          
C. 4.                          
D. 5.
Câu 34:

Hỗn hợp X gồm hai este có công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Cho 13,6 gam X hết với dung dịch NaOH, thu được 12 gam hỗn hợp hai muối Y và một ancol. Phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ trong Y là

A. 65%.                     
B. 56,67%.                
C. 43,33%.                
D. 38,67%
Câu 35:

Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được H2O và 6,08 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng), thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, rồi thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa m gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 93.                       
B. 100.                      
C. 103.                     
D. 106.
Câu 36:

Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp X chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam chất rắn, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Giá trị của m là

A. 56,0.                     
B. 32,0.                    
C. 33,6.                     
D. 43,2.
Câu 37:

X là este no, đơn chức; Y là este no, hai chức; Z là este không no, ba chức chứa một liên kết C=C (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 24,08 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa hai muối của hai axit cacboxylic đều đơn chức và hỗn hợp T gồm ba ancol no có cùng số nguyên tử C, phân tử khối nhỏ hơn 100 (đvC). Dẫn T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 11,68 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, thu được CO2, 0,42 mol H2O và 0,14 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là

A. 59,8%.                  
B. 27,41%.                
C. 33,22%.                
D. 82,89%.
Câu 38:

Hỗn hợp khí X gồm một amin no, đơn chức, mạch hở, bậc III và hai ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X cần dùng 11,2 lít (đktc) O2, thu được hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KOH đặc (dư), thấy khối lượng bình đựng dung dịch KOH tăng thêm 20,8 gam. Phần trăm khối lượng của amin trong hỗn hợp X là

A. 34,36%.                
B. 26,67%.                
C. 44,03%.                
D. 46,12%.
Câu 39:

Cho hỗn hợp gồm a gam X (C5H11O4N) và b gam Y (C4H12O4N2), là muối amoni của axit hữu cơ) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức Z, một amin và dung dịch T. Cô cạn T được 110,7 gam hỗn hợp G gồm hai muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối của một amino axit). Tách nước hoàn toàn T (H2SO4 đặc,170°C), thu được 0,3 mol một anken. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1.                          
B. 0,5.                       
C. 0,7.                       
D. 1,5.
Câu 40:

Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,792 lít khí (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,27.                     
B. 3,81.                     
C. 3,45.                    
D. 3,90.