[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề) - Đề 16

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điện phân dung dịch muối nào sau đây không thu được kim loại?

A. MgCl2.                  
B. AgNO3.                 
C. Cu(NO3)2.             
D. NiSO4.
Câu 2:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Li                          
B. Ba.                        
C. Ag.                       
D. Mg.
Câu 3:

Chất nào sau đây dễ bị nhiệt phân?

A. NaOH.                 
B. NaHCO3.              
C. Na2CO3.               
D. Na2O.
Câu 4:

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là

A. CaSO3.                
B. CaCl2.                   
C. CaCO3.                 
D. Ca(HCO3)2.
Câu 5:

Ở điều kiện thích hợp, kim loại Ba tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo thành dung dịch kiềm?

A. O2.                        
B. Cl2.                       
C. HCl (dd).              
D. H2O.
Câu 6:

Chất nào sau đây có khả năng làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3.              
B. Ca(OH)2.              
C. HCl.                     
D. NaOH.
Câu 7:

Thành phần chính của quặng boxit là hợp chất nào?

A. Fe2O3.                   
B. Al2O3.                   
C. FeS2.                  
D. Fe3O4.
Câu 8:

Hợp chất X là chất rắn, màu đỏ nâu, không tan trong nước. Công thức của X là

A. Fe2O3.                  
B. Fe3O4.                  
C. Fe(OH)3.               
D. Fe(OH)2.
Câu 9:

Kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?

A. HCl. 

B. H2SO4 loãng.

C. AgNO3.  
D. CuSO4.
Câu 10:

Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?

A. NaOH.                  
B. HCl.                      
C. H2SO4.                 
D. HNO3.
Câu 11:

Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

A. đá vôi.                                                   

B. muối ăn.

C. thạch cao.                                               
D. than hoạt tính.
Câu 12:

Cho phản ứng sau: Fe(NO3)3+XY+KNO3. Vậy X, Y lần lượt là:

A. KCl, FeCl3.                                            

B. K2SO4, Fe2(SO4)3.

C. KOH, Fe(OH)3.
D. KBr, FeBr3.
Câu 13:

Chất nào dưới đây không phải là este?

A. HCOOCH3.                                           

B. CH3COOH.

C. CH3COOCH3. 
D. HCOOC6H5.
Câu 14:

Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn?

A. (C17H31COO)3C3H5.                               

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.                                
D. C17H33COOH.
Câu 15:

Chất nào sau đây không tan trong nước?

A. Xenlulozơ.            
B. Saccarozơ.            
C. Fructozơ.              
D. Glucozơ.
Câu 16:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. H2NCH2COOH.                                   

B. C2H5NH2.

C. HCOONH4.                                            
D. CH3COOC2H5.
Câu 17:

Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?

A. Protein.                                                 

B. Cacbohiđrat.

C. Chất béo.                                               
D. Hiđrocacbon.
Câu 18:

Tơ lapsan thuộc loại

A. tơ visco.               
B. tơ poliamit.          
C. tơ axetat.              
D. tơ polieste.
Câu 19:

Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (to)?

A. Axetilen.               
B. Propin.                  
C. But-1-in.              
D. But-2-in.
Câu 20:

Cho sơ đồ phản ứng:  X+H2Oánh  sáng,  cht  dip  lcY+O2Y+dung  dch  I2dung  dch  màu  xanh  tím

Hai chất X, Y lần lượt là:

A. cacbon monooxit, glucozơ.                    

B. cacbon đioxit, glucozơ.

C. cacbon monooxit, tinh bột.                      
D. cacbon đioxit, tinh bột.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch metylamin làm quỳ tím chuyển màu xanh.

B. Amino axit là hợp chất đa chức.

C. Hợp chất H2NCH2COOCH3 là muối của amino axit.

D. Phân tử Ala-Gly-Ala-Val thuộc loại tripeptit.
Câu 22:

Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stien), policaproamit, polistiren, polietilen, poliisopren. Số polime dùng làm chất dẻo là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 23:

Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất Y là

A. etilen.                                                    

B. axetilen.

C. anđehit axetic.                                        
D. propen.
Câu 24:

Thí nghiệm nào sau đây khi hoàn thành tạo ra muối Fe(III)?  

A. Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.

B. Fe (dư) tác dụng với dung dịch AgNO3.

C. Fe tác dụng với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2.

D. Fe (dư) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Muối NaHCO3 ít tan trong nước.

B. Nước cứng gây ngộ độc khi uống.

C. Bột nhôm cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt.

D. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.
Câu 26:

Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí, thể tích không khí (đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp để tạo 162 gam tinh bột là

A. 112.103 lít.            
B. 448.103 lít.            
C. 336.103 lít.            
D. 224.103 lít.
Câu 27:

Cho 20,55 gam Ba vào luợng dư dung dịch MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đuợc m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 43,65.                   
B. 34,95.                  
C. 3,60.                     
D. 8,70.
Câu 28:

Hòa tan một lượng kim loại R (hóa trị n) trong dung dịch axit nitric (dư), thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 4,26 gam muối nitrat. R là   

A. Fe.                        
B. Cu.                      
C. Al.                        
D. Ag.
Câu 29:

X là amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 1. Cho 1,085 gam X phản ứng vừa đủ với 35 ml dung dịch HCl 1M. Amin X là

A. metylamin.                                            

B. etylamin.

C. đimetylamin.                                          
D. propylamin.
Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,...

(b) Gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn gạo tẻ.

(c) Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu.

(d) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ.

(e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

(g) Một số polime như xenlulozơ, poli(haxametylen ađipamit), poliacrilonitrin được dùng làm tơ.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 31:

Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:

- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.

- Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, dung dịch thu được chưa có sự chuyển màu.

(b) Ở bước 2, khi đun nóng lúc đầu dung dịch xuất hiện màu xanh tím sau đó bị mất màu.

(c) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.

(d) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.

(e) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                         
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 32:

Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C6H8O4. Từ X thực hiện sơ đồ sau:

    X + NaOH to Y + Z + T                        Y + H2SO4  Na2SO4 + E

    Z H2SO4,170oC G + H2O                             Z + CuO to T + Cu + H2O

Cho các phát biểu sau:

    (a) T dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa poli(phenol fomanđehit).

    (b) Trong y tế, Z được dùng để sát trùng vết thương.

    (c) T vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

    (d) E có công thức CH2(COOH)2.

    (e) X có đồng phân hình học.

    (g) Oxi hoá không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất T.                                     

Số phát biểu đúng là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 4.                          
D. 3.
Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân nóng chảy NaCl.

(b) Cho lượng dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch HCl.

(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2.

(e) Hòa tan hỗn hợp Fe, FeO (tỉ lệ mol 1:3) trong dung dịch HCl.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

A. 2.                          
B. 3.                          
C. 4.                         
D. 5.
Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 14,28 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, thu được 12,992 lít CO2 (đktc) và 8,28 gam H2O. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 14,28 gam X cần vừa đủ 230 ml dung dịch KOH 1M, thu được các sản phẩm hữu cơ gồm một ancol và hai muối. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn là

A. 79,32%.                
B. 76,53%.                
C. 77,71%.                
D. 74,77%.
Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 35,616 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho lượng X trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 12,8 gam Br2 tham gia phản ứng. Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với KOH thì khối lượng muối khan thu được là

A. 19,16 gam.            
B. 18,2 gam.             
C. 19,6 gam.             
D. 14,6 gam.
Câu 36:

Cho hỗn hợp X gồm 0,3 mol Mg và 0,7 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch hỗn hợp HNO3 2M, thu được dung dịch Y, hỗn hợp G gồm 0,1 mol N2O và 0,2 mol NO và còn lại 5,6 gam kim loại. Giá trị của V là

A. 0,9.                       
B. 1,125.                   
C. 1,15.                     
D. 1,1.
Câu 37:

Đốt cháy 0,16 mol hỗn hợp E chứa hai este X, Y đều no, mạch hở và không phân nhánh, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 26,56 gam. Mặt khác, đun nóng 0,16 mol E với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa hai ancol kế tiếp và phần chất rắn có khối lượng m gam. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị gần nhất của m là

A. 24,5.                     
B. 23,0.                     
C. 24,0.                     
D. 23,5.
Câu 38:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn 0,28 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 15,957% về khối lượng) cần dùng 7,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 88,92 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng ứng với 0,14 mol Z là  

A. 47,32.                   
B. 47,23.                   
C. 46,55.                  
D. 46,06.
Câu 39:

Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho hỗn hợp E chứa X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,28 mol metyl amin và 27,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?   

A. 61.                        
B. 68.                        
C. 40.                        
D. 30.
Câu 40:

Hòa tan 21,5 gam hỗn hợp X gồm Ba, Mg, BaO, MgO, BaCO3 và MgCO3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 11,5. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch Na2SO4 vừa đủ, thu được m gam kết tủa và dung dịch T.  Cô cạn dung dịch T rồi tiến hành điện phân nóng chảy, thu được 4,928 lít khí (đktc) ở anot. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 27,96.                   
B. 23,30.                  
C. 20,97.                   
D. 25,63.